Liệu Tổng thống Syria Assad có bị Washington 'chăm sóc theo cách cũ'?

Washington có lẽ đã ngày càng quen thuộc với những chiến thuật bất ngờ và khó hiểu của Tổng thống Donald Trump.

Washington có lẽ đã ngày càng quen thuộc với những chiến thuật bất ngờ và khó hiểu của Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Syria Bashar Al-Assad. Ảnh: National Interest

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc chính quyền của người đồng cấp Syria Bashar Al-Assad tấn công vũ khí hóa học nhằm vào người dân, cáo buộc mà Damascus hoàn toàn bác bỏ. Tuy vậy, ông chủ Nhà Trắng vẫn luôn xem đây là cái cớ hoàn hảo cho mọi hành động ở Syria.

Ngoài việc tăng cường sự hiện diện quân sự, tờ National Interest dẫn lời giới phân tích cho rằng, Tổng thống Donald Trump đã có một ý tưởng khác: tại sao Mỹ không ám sát ông Assad và kết thúc mọi chuyện?

Lời đề nghị với Bộ trưởng Quốc phòng Mattis

Theo sách bán chạy nhất gần đây nhất của Bob Woodward về hoạt động nội bộ của Nhà Trắng, Tổng thống Trump từng gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và đề nghị Washington “chăm sóc” vấn đề theo cách cũ. “Hãy ám sát ông ta, ngay lập tức”, có tiếng hét của ông Trump trong điện thoại.

Tuy nhiên, ông Mattis lịch sự từ chối yêu cầu. Và thực tế cho đến nay, ông Assad vẫn sống và đang giành lại toàn bộ quyền kiểm soát ở Syria. Theo các nguồn tin, các lực lượng của ông có thể sẽ lấy lại pháo đài cuối cùng của phe nổi dậy (Idlib) trong vài tuần nữa và có thể tuyên bố chiến thắng để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hơn 7 năm qua.

Nhưng tuyên bố huênh hoang của ông Trump với Bộ trưởng Quốc phòng Mattis vẫn lộ rõ và làm dấy lên nhiều câu hỏi: Tại sao Tổng thống Mỹ có thể dễ dàng ra lệnh giết một nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài hay người đứng đầu nhà nước khác như vậy? Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, các vụ ám sát thực sự là một phần của hoạt động tình báo của Mỹ. Giữa thập niên 1970, Hội đồng Giáo hội điều tra các hoạt động của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và phát hiện một số âm mưu ám sát CIA chống lại các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro là nhân vật bị CIA nhắm đến nhiều nhất trong suốt những năm 1960. Vào năm 2016, cựu Giám đốc Tình báo Cuba, Fabian Escalante cho biết, cơ quan này phá vỡ 638 âm mưu ám sát nhằm vào ông Fidel từ các đời Tổng thống Mỹ. Trong đó, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã 38 lần nỗ lực ám sát ông Fidel trong khi Tổng thống Kennedy chỉ đạo 42 vụ. Những đời tổng thống mới đây nhất như George H.W. Bush hay Bill Clinton, ông Fidel cũng không nằm ngoài mục tiêu tiêu diệt của CIA với lần lượt 16 vụ (thời ông Bush) và 21 vụ (thời ông Clinton). Tuy nhiên, nỗ lực ám sát ông Fidel mạnh mẽ nhất là vào 2 thời Tổng thống Nixon với 184 vụ và Reagan với 197 vụ. Theo ông Escalante, CIA đã thực hiện 638 âm mưu ám sát nhằm vào nhà lãnh đạo Cuba bằng nhiều hình thức khác nhau. Một trong những âm mưu nổi tiếng nhất của CIA là thuê Marita Lorenz, người từng có quan hệ tình cảm với ông Fidel, trở lại Cuba để bỏ thuốc độc vào ly nước của ông. Tuy nhiên, âm mưu này bị ông Fidel phát hiện.

Truyền thông Mỹ hiếm khi đề cập đến các vụ ám sát nhằm vào ông Fidel nhưng CIA thừa nhận cố gắng giết nhà lãnh đạo Cuba ngay từ trong những năm đầu tiên khi ông lên nắm quyền. Thậm chí trên thực tế Washington luôn xem ông Fidel là kẻ thù “cần ra tay” ngay cả trước khi quân cách mạng của ông lật đổ chế độ độc tài Batista vào ngày 1-1-1959.

Chính sách quá nguy hiểm

Do đó, tin đồn ông Trump ra lệnh ám sát ông Assad, nếu được xác nhận, sẽ là hành động vi phạm rõ ràng về lệnh cấm ám sát và hành động trái ngược với chính sách gần 40 năm qua của Mỹ.

Nhưng các luật sư cho biết, đây hoàn toàn chỉ là một mệnh lệnh điều hành. Theo họ, nếu Tổng thống Trump có ý định giết các nhà lãnh đạo như ông Assad, ông Kim Jong-un, Ayatollah Ali Khamenei, hay bất kỳ đối thủ nước ngoài nào khác của Mỹ, ông có thể làm như vậy bằng cách đơn giản hủy bỏ chỉ thị của Tổng thống Reagan và thay thế nó bằng chỉ thị của riêng mình, ít hạn chế hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài sẽ không phải là chính sách đối ngoại tốt. Thực tế, đó sẽ là thảm họa. Không giống như các bộ phim, có xu hướng lãng mạn hóa những âm mưu táo bạo này, việc ám sát như thế sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường.

Chẳng hạn như việc ám sát ông Kim Jong-un sẽ không khác gì một hành động chiến tranh do Mỹ xúi giục. Triều Tiên chắc chắn sẽ giải thích theo hướng như vậy và nguy cơ chiến tranh là ngay trước mắt. Việc đánh bom dinh tổng thống của ông Assad ở Damascus cũng không thể giúp ngăn chặn lực lượng của nhà lãnh đạo này tiếp tục đà chiến thắng trước phe đối lập. Và chắc chắn Nga cũng sẽ không chấp nhận một cuộc tấn công có chủ ý vào đại diện quan trọng nhất của họ ở Trung Đông. Sự trở lại một chính sách như vậy cũng sẽ khiến Mỹ trở thành một hình ảnh khủng khiếp tồi tệ trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, đây chỉ đang là một Donald Trump đang được nói đến. Ở Washington của ông Trump, theo nghĩa đen, mọi thứ đều có thể xảy ra. Cuốn sách của Bob Woodward cho thấy, Tổng thống Trump là một người không đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực, truyền thống và quy ước. Người Mỹ có thể tỉnh dậy vào một sáng sớm và biết rằng Washington đang chìm vào cuốn sách Chiến tranh Lạnh cũ kỹ.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_195457_lieu-tong-thong-syria-assad-co-bi-washington-cham-soc-theo-cach-cu-.aspx