Liệu tàu ngầm Mỹ có thể xuyên thủng A2/AD của Trung Quốc?

Phương án nào tốt nhất để Mỹ có thể 'đạp đổ' 'cánh cửa' chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/ AD), của một đối thủ gần ngang sức trong một cuộc xung đột tương lai?

 Chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) hiểu một cách đơn giản là dùng sức mạnh hỏa lực để đẩy đối phương cách càng xa hải phận của mình càng tốt; theo chiến lược này, hầu hết các tàu nổi của Hải quân Mỹ hiện nay đều nằm trong vùng hỏa lực khu vực A2/AD của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina

Chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) hiểu một cách đơn giản là dùng sức mạnh hỏa lực để đẩy đối phương cách càng xa hải phận của mình càng tốt; theo chiến lược này, hầu hết các tàu nổi của Hải quân Mỹ hiện nay đều nằm trong vùng hỏa lực khu vực A2/AD của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina

Sức mạnh của những biên đội tàu sân bay của Mỹ sẽ không thể được phát huy nếu vướng hỏa lực của A2/AD. Do đó, lực lượng này sẽ tham gia hạn chế vào các hoạt động “ngày đầu tiên” của cuộc chiến, nghĩa là tham gia vào các đợt hỏa lực "mở cửa" nhắm vào hệ thống A2/AD của đối phương, khi hệ thống phòng thủ của đối phương đang ở mức mạnh nhất. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Lúc này Mỹ còn sở hữu hai phương tiện tấn công vào "hàng hậu vệ" của Trung Quốc, có cơ hội để vượt qua rào cản A2/AD đó là máy bay ném bom tàng hình của Không quân và tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk (TLAM) của hải quân, được triển khai trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm - Nguồn ảnh: Wikipedia.

Hiện nay trong biên chế của Hải quân Mỹ, phương tiện mang phóng tên lửa Tomahawk mạnh nhất là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSGN) lớp Ohio, cũng như là loại có khả năng sống sót cao nhất, do giữ được bí mật cao; với khả năng giữ bí mật SSGN Ohio được cho là phương tiện có thể xuyên thủng A2/AD của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Những chiếc tàu ngầm lớp Ohio bắt đầu được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất từ đầu năm 2000; trước kia chúng là những tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN), do yêu cầu chúng được cải tạo để phóng tên lửa hành trình tiến công mặt đất. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Với 22/24 ống phóng tên lửa đạn đạo, đã được hoán cải thành ống phóng tên lửa Tomahawk; mỗi ống phóng như vậy chứa một thùng phóng, trong một thùng phóng có 7 quả tên lửa Tomahawk; 2 ống phóng còn lại được điều chỉnh để hỗ trợ các hoạt động đặc biệt, có thể đưa ít nhất 66 lính đặc nhiệm của Hải quân (SEAL). Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Sau khi chuyển đổi, một chiếc SSGN Ohio có thể mang theo 154 TLAM, chiếm hơn một nửa tổng số tên lửa được sử dụng trong Chiến dịch "Bão táp sa mạc" mà các tàu của Hải quân Mỹ phóng vào Iraq và Kuwait năm 1991. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Hơn nữa, SSGN Ohio có thể phóng toàn bộ số tên lửa Tomahawk trong thời gian ngắn nhất là 6 phút, làm cho nó trở thành phương tiện lý tưởng, để cung cấp một “xung” hỏa lực lớn, rất quan trọng, trong giai đoạn mở đầu của chiến dịch phản công A2/AD. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Mục tiêu của số tên lửa Tomahawk này sẽ nhằm vào các hệ thống phòng không, trung tâm chỉ huy và các sân bay quân sự. Bước đầu làm tê liệt các hệ thống trên để các phương tiện hỏa lực khác và máy bay không tàng hình sẽ dễ dàng "qua cửa" hơn, trong các hoạt động quân sự tiếp theo. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Thực tế đã chứng minh, trong chiến dịch "Bình minh Odyssey" năm 2011, lần đầu tiên tàu SSGN Ohio (tàu USS Florida) tham chiến, đã phóng 50 trong tổng số 112 TLAM được sử dụng, làm tê liệt mạng lưới phòng không của Libya. Đáng chú ý là tàu ngầm USS Florida đã bắn 93/199 quả Tomahawk, được sử dụng trong toàn bộ Chiến dịch "Bình minh Odyssey" kéo dài 2 tuần. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Với khả năng mang được nhiều tên lửa của SSGN Ohio, nên đây là phương tiện không có đối thủ về khả năng tấn công tên lửa hành trình trên bộ, so với các phương tiện tương tự khác của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Minh chứng đó là tàu ngầm lớp Los Angeles cải tiến, chỉ có thể mang theo 12 quả tên lửa Tomahawk. Còn tàu ngầm lớp Virginia được trang bị 40 tên lửa Tomahawk. Những chiếc tàu ngầm trên nếu trang bị tên lửa Tomahawk, sẽ nhanh chóng hết tên lửa trong các cuộc tiến công nhịp độ cao, khi vượt qua bức màn A2/AD. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

SSGN Ohio cũng làm "lu mờ" những người "anh em mặt nước" của nó cùng được trang bị tên lửa Tomahawk. Ví dụ tàu tuần dương lớp Ticonderoga có 122 ống phóng thẳng đứng (VLS), nhưng phải giành hơn một nửa số ống phóng này để phóng tên lửa hải đối không, đảm nhiệm phòng không hạm đội; còn khu trục hạm lớp Arleigh Burke còn ít hơn, chỉ có 99 VLS. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Hiện nay trong biến chế một cụm tàu sân bay tấn công cơ bản của Mỹ bao gồm một tàu lớp Ticonderoga và hai tàu lớp Burkes, số tên lửa Tomahawk của tất cả các tàu này thậm chí có thể không bằng một chiếc SSGN Ohio. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Điểm yếu của những chiếc tàu ngầm, tàu khu trục Mỹ là khi bắn hết số tên lửa, chúng buộc phải quay trở lại cảng để tiếp tế. Đây là vấn đề làm đau đầu lực lượng tàu chiến của Mỹ, khi họ vẫn chưa giải được bài toán làm thế nào để tiến hành bổ sung tên lửa trên biển. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Ưu điểm lớn nhất của SSGN Ohio là khả năng giữ bí mật và với số tên lửa Tomahawk rất lớn như vậy, những chiếc SSGN Ohio hoàn toàn có khả năng xuyên phá qua hàng rào A2/AD của Trung Quốc đã dày công xây dựng. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Bên cạnh đó, những chiếc SSGN Ohio có thể phóng tên lửa Tomahawk từ ngoài tầm hỏa lực của các loại vũ khí phòng thủ trong chiếc ô A2/AD; mặc dù một số nhà quân sự cho rằng, việc phóng tên lửa từ tàu ngầm sẽ làm lộ vị trí của tàu, khiến nó dễ bị đối phương phản công - Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ

Nhưng thực tế, khi Ohio SSGN phóng tên lửa Tomahawk, nó nhanh chóng "xóa dữ liệu" và tiếp tục chạy im lặng, nó lại một lần nữa trở thành một cái "bóng ảo" trên biển. Do vậy Ohio SSGN là phương tiện hiệu quả nhất của Mỹ, có thể vượt qua hàng rào A2/AD của Trung Quốc dựng lên. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.

Thăm bên trong tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lieu-tau-ngam-my-co-the-xuyen-thung-a2ad-cua-trung-quoc-1478522.html