Liên Xô vẫn thắng nếu không có Lend-Lease Mỹ cho vay?

Liệu Liên Xô có giành được thắng lợi trong Thế chiến II mà không cần đến sự hỗ trợ của các đồng minh?

Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt

Có không biết bao nhiêu là ý kiến xung quanh thuật ngữ này, và người ta chủ yếu đề cập đến bản chất của sự việc. Câu chuyện về khoản vay viện trợ trong Thế chiến II là một sự kiện gây tranh cãi trong lịch sử của Liên Xô và nước Nga.

Cho đến nay, các cuộc tranh luận vẫn không hề giảm mà còn nóng lên qua các ý kiến trái chiều.

Thông thường có hai luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng Liên Xô sẽ giành được thắng lợi mà không cần đến sự hỗ trợ của các đồng minh, còn luồng ý kiến thứ hai thì cho rằng nếu không có sự giúp đỡ của các đồng minh thì chắc chắn Liên Xô sẽ thất bại.

Có thể hình dung, ai theo quan điểm nào và tại sao lại như thế. Sự đối lập giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người theo chủ nghĩa tự do sẽ còn kéo dài, bởi vì sự thật dường như nằm ở giữa 2 luồng ý kiến này.

Thật không dễ để nói về khoản vay viện trợ, bởi vì trước hết cần phải hiểu rằng: đây thực sự là một giai đoạn khó khăn trong lịch sử. Phải hiểu câu chuyện từ đầu đến cuối, và rất khó để đánh giá nếu chỉ căn cứ vào các số liệu thống kê.

Đằng sau những con số còn ẩn chứa rất nhiều điều. Lấy ví dụ, các xe tăng phải được trang bị đồng bộ kèm với những thứ khác như động cơ dự phòng, hộp số, con lăn, trục khuỷu, lò xo, súng máy, mũ có tai nghe, đạn dược… đó là tất cả những thứ mà nếu như không có chúng thì xe tăng sẽ không còn là xe tăng nữa, nghĩa là, không phải là một công cụ chiến đấu.

Giả sử như khi gặp sự cố, một cặp con lăn bị hỏng, ví dụ như vấp phải mìn chẳng hạn, người ta không thể vứt bỏ chiếc xe tăng đó đi mà phải tiến hành sửa chữa, thay thế những gì cần thiết.

Và, nếu như Liên Xô được cung cấp 12 nghìn chiếc xe tăng, thì thử tưởng tượng xem có bao nhiêu phụ tùng và các vật dụng khác kèm theo.

Hình ảnh minh họa

Với máy bay cũng tương tự như vậy. Trong hồi ký của các phi công (Pokryshkin, Golodnikov, Sinai) cũng đầy rẫy những hồi ức về việc họ đã phải chăm sóc cho các động cơ máy bay “Allison” như thế nào. Sau đó người ta đã thay đổi bằng động cơ khác.

Và các cuộc trao đổi thư từ giữa Liên Xô và Hoa Kỳ về việc cung cấp động cơ máy bay luôn sôi động, bởi vì đó là vấn đề hết sức cấp bách. Ai cần đến những chiếc máy bay nằm liệt dưới đất do thiếu động cơ.

Đó là lý do tại sao, khi 2 bên ngừng tính toán đến những thiệt hại trong chiến tranh và bắt đầu tính toán nợ nần, Stalin bỗng đột ngột chia tay người Mỹ với câu nói "mọi thứ đều đã được trả bằng chính máu của chúng tôi".

Cho đến năm 1972, các cuộc đàm phán mới lại tiếp tục.

Trong năm đầu của Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Liên Xô không nằm trong chương trình viện trợ của Mỹ.

Mãi đến ngày 11/6/1942, khi Thỏa thuận cơ bản về chương trình cung ứng quân sự này được ký kết thì vấn đề này mới được đưa vào chương trình.

Sẽ có người hỏi: Vậy những đoàn xe, đoàn tàu chở hàng đến Liên Xô trước khi thỏa thuận được ký kết là theo thỏa thuận nào? Câu trả lời đơn giản là Liên Xô phải trả bằng tiền mặt

Từ tháng 6 đến tháng 11/1941, Liên Xô đã đặt hàng với Hoa Kỳ và Anh, và trên thực tế đã thanh toán tiền cho họ. Có thể nói cụ thể hơn là thanh toán bằng tiền mặt.

Hình ảnh minh họa

Được biết, Liên Xô không dư dả gì về ngoại tệ. Thế mà bỗng nhiên, trước khi ký kết hợp đồng về chương trình viện trợ, Liên Xô đã bắt đầu mua sắm không những mọi thứ mình cần, mà lại còn vận chuyển hàng bằng các đoàn tàu biển, theo công thức "tiền trao, cháo múc" thì cũng hơi lạ ...

Thực ra, đây là sáng kiến của Tổng thống Mỹ Roosevelt. Bởi vì, chính tổng thống Mỹ đã trở thành đồng minh thực sự của Liên Xô.

Roosevelt, với tư cách là Tổng thống, khi đó không thể quyết định việc cung cấp một khoản vay để mua vũ khí thiết bị mà chưa được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Chính vì thế mà các cuộc thương thảo kéo dài cho tới năm 1942.

Nhưng Franklin Delano Roosevelt là một trong những người thông minh, nên ông đã nghĩ ra cách vượt rào.

Trên thực tế, nếu người ta thực sự mong muốn điều gì, thì vẫn có thể đạt được điều đó. Roosevelt đã lách qua mọi sự cấm đoán.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/lien-xo-van-thang-neu-khong-co-lend-lease-my-cho-vay-3370276/