Liên Xô đã viện trợ những gì cho Việt Nam trong năm 1979?

Kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, viện trợ vũ khí của Liên Xô 'ít dần theo năm tháng' bỗng tăng vọt vào năm 1979 khi chúng ta phải gồng mình ở hai chiến tuyến phía Bắc và Tây Nam.

Viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam bắt đầu giảm kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Khi này, Liên Xô ưu tiên viện trợ hàng hóa, máy móc giúp chúng ta tái thiết đất nước sau chiến tranh thay vì viện trợ vũ khí. Nguồn ảnh: TL.

Viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam bắt đầu giảm kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Khi này, Liên Xô ưu tiên viện trợ hàng hóa, máy móc giúp chúng ta tái thiết đất nước sau chiến tranh thay vì viện trợ vũ khí. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên số lượng viện trợ hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến tranh của Liên Xô cho Việt Nam tới năm 1978 bắt đầu tăng trở lại sau khi chúng ta tham gia làm nghĩa vụ quốc tế ở biên giới Tây Nam. Nguồn ảnh: TL.

Theo ước tính, năm 1977 số lượng hàng hóa, vũ khí mà Moscow viện trợ cho Hà Nội chỉ vào khoảng 11 triệu USD - đủ để chúng ta duy trì quân đội nhưng tới năm 1978 đã tăng vọt lên 90 triệu USD để chúng ta đủ lực tham chiến ở Campuchia. Nguồn ảnh: TL.

Tới đầu năm 1979, một loạt hàng hóa trang thiết bị quân sự hiện đại đã được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam cùng với việc chúng ta leo thang căng thẳng xung đột với Trung Quốc. Nguồn ảnh: TL.

Tới khi Chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 diễn ra, Liên Xô tiếp tục tăng nhiều hơn nữa viện trợ hàng hóa quân sự, khí tài cho Việt Nam. Ước tính tổng lượng hàng hóa quân sự Moscow chuyển cho chúng ta trong năm 1979 cao gấp 20 lần năm 1978 - tương đương khoảng 1,8 tỷ USD. Nguồn ảnh: TL.

Thậm chí ngay cả trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, chúng ta cũng chưa bao giờ nhận được lượng hàng hóa viện trợ lớn tới nhường này dù rằng khi đó, toàn bộ các quốc gia xã hội chủ nghĩa đều chung tay góp sức giúp Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Trong số những thiết bị khí tài đắt tiền được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam có bao gồm cả một lượng lớn các tiêm kích MiG-21 hiện đại. Nguồn ảnh: TL.

Kèm theo đó là một loạt xe tăng T-54/55 - loại xe tăng chủ lực mạnh nhất Đông Nam Á lúc đó Việt Nam đang sử dụng thành thạo trong tay. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên ngay trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, chúng ta vẫn đưa những "ông lão" T-34-85 xung trận. Nguồn ảnh: TL.

Đây đã là loại vũ khí khi đó có tuổi đời ngoài 35, được ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất tuy nhiên cũng gây ra thiệt hại đáng kể cho phiên bản xe tăng T-54/55 do Trung Quốc tự sản xuất nội địa. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài ra, Liên Xô cũng cung cấp cho chúng ta một loạt các dàn tên lửa phòng không SA-3 để đề phỏng khả năng Trung Quốc mở rộng chiến tranh trên quy mô tổng lực. Bên cạnh đó, Moscow cũng cử 2500 cố vấn quay lại Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Tất nhiên là với bài học "nhãn tiền" về việc không quân Mỹ - lực lượng không quân mạnh nhất thế giới đã bị chúng ta "đánh cho no đòn" - khiến Trung Quốc chưa dám một lần đưa máy bay sang không phận Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.

Trong các đợt viện trợ vũ khí các năm 1980, 1981 và 1982, Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ cho Việt Nam trên 1 tỷ USD tiền hàng hóa, vũ khí mỗi năm nhưng càng ngày càng giảm bớt vì mối nguy hại từ Trung Quốc ít dần và bản thân Liên Xô khi này cũng bắt đầu suy yếu. Nguồn ảnh: Forces.

Chiến tranh biên giới Tây Nam - Chiến thắng trở về.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lien-xo-da-vien-tro-nhung-gi-cho-viet-nam-trong-nam-1979-1343363.html