Liên minh Châu Âu trong cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Mỹ Latinh

Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh của Liên minh Châu Âu (EU), có chuyến công du tại Cuba, Mexico và Colombia vào tháng 9 để thảo luận về nhiều vấn đề: thương mại, đầu tư, hợp tác và tình hình Venezuela. Chuyến đi này được cho là động thái muốn tăng khả năng ảnh hưởng của EU tại khu vực Mỹ Latinh và Caribbean (LAC).

Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh của Liên minh Châu Âu (EU), có chuyến công du tại Cuba, Mexico và Colombia vào tháng 9 để thảo luận về nhiều vấn đề: thương mại, đầu tư, hợp tác và tình hình Venezuela. Chuyến đi này được cho là động thái muốn tăng khả năng ảnh hưởng của EU tại khu vực Mỹ Latinh và Caribbean (LAC).

Bà Federica Mogherini gặp Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard trong chuyến công du Mexico vừa qua.

Bà Federica Mogherini gặp Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard trong chuyến công du Mexico vừa qua.

Mỹ cấm các quan chức trong chính quyền Venezuela nhập cảnh

Ngày 25-9 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với các quan chức cấp cao trong chính quyền Venezuela trong nỗ lực gia tăng sức ép với Tổng thống Nicolas Maduro.

Theo thông báo của Nhà Trắng, tất cả các quan chức trong chính quyền Maduro từ cấp thứ trưởng, các sĩ quan quân đội, cảnh sát và lực lượng phòng vệ quốc gia có cấp bậc từ đại tá, tất cả các thành viên của Quốc hội lập hiến Venezuela và người thân trong gia đình sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, quyết định này cũng có hiệu lực với tất cả các đối tượng nước ngoài ủng hộ hoặc nhân danh chính quyền Tổng thống Maduro để gây tổn hại tới các thể chế dân chủ ở Venezuela hoặc những đối tượng hưởng lợi ích tài chính từ các giao dịch hoặc làm ăn với các quan chức chính quyền Maduro và gia đình của những người nằm trong danh sách bị trừng phạt.

B.N

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế khi cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đang ngày càng leo thang.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại LAC, đang ở vị trí thứ hai với tư cách là đối tác thương mại, đang có xu hướng thay thế sự nổi trội của Mỹ. Trong lịch sử, LAC chịu nhiều ảnh hưởng của Washington và EU, đôi khi hoạt động cùng nhau trong việc xây dựng quyền bá chủ nhưng cũng có lúc mỗi người tìm cách thiết lập riêng của mình. Cả hai đang chiến đấu giành lấy thị trường Mỹ Latinh và Caribbean (LAC). Tuy nhiên, kịch bản hiện tại dường như cho thấy EU đang tìm cách xa rời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nỗ lực này nhằm tạo khoảng cách với Mỹ, ít nhất là về mặt thông tin, là một điều bất biến trong chính sách đối ngoại của Châu Âu. Trên thực tế, EU đã tìm cách thay thế Mỹ trở thành nhà hợp tác phát triển chính của LAC.

Cuba, Mexico, Colombia

Cuba là quốc gia Caribbean được các cường quốc Châu Âu và Mỹ coi là chìa khóa để tiến vào Mỹ Latinh. Theo bà Mogherini, Cuba là một đối tác quan trọng bởi vì “có thể đóng vai trò là cầu nối giữa Mỹ Latinh và các quốc gia Caribbean”.

EU là một trong những đối tác thương mại và đầu tư chính của quốc đảo. Năm 2016, họ đã ký Thỏa thuận đối thoại và hợp tác, trong đó EU đã phân bổ hơn 200 triệu EUR cho Cuba trong bốn lĩnh vực chính: cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, kiểm soát vũ khí thông thường, khắc phục các biện pháp cưỡng chế đơn phương, và thực hiện các nhiệm vụ của thế kỷ XXI. Trong những năm gần đây, quan hệ với Cuba là một trong những vấn đề chính mà EU đã cố gắng tạo khoảng cách với Mỹ, không đi theo đường lối cô lập và quấy rối do Mỹ đề xuất đối với quốc đảo này.

Tại Mexico, khi bà Mogherini đến thăm nước này, Bộ trưởng Tài chính Arturo Herrera đã gặp gỡ bà Kristalina Georgieva, hiện là tân Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chủ đề thảo luận chính là dự án hợp tác với Trung Mỹ. EU đã đóng góp 7 triệu EUR cho Kế hoạch phát triển toàn diện cho Mexico và Trung Mỹ như một phần của sự hợp tác cho các vấn đề đa phương. Trong lĩnh vực thương mại, EU có kế hoạch phê chuẩn Thỏa thuận toàn cầu với Mexico, bao gồm các chương về quy tắc xuất xứ, thương mại hàng hóa, biện pháp vệ sinh, quyền của người lao động, tôn trọng môi trường và sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, thỏa thuận này còn nhằm tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp và xóa bỏ thuế quan.

Tại Colombia, sự xuất hiện của bà Mogherini, vài tuần sau khi một phần của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) cầm lại vũ khí, là nhằm phê chuẩn cam kết tài trợ 645 triệu EUR theo Hiệp định Hòa bình Havana. Về thương mại, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Colombia, chiếm 14,7% thương mại với nước ngoài, chỉ sau Mỹ (26,8%). Một trong những vấn đề chính trong chương trình nghị sự của chuyến thăm của bà Mogherini là tình hình di cư của Venezuela. EU sẽ đóng góp 30 triệu EUR cho vấn đề này, ngoài 130 triệu EUR dành cho việc hội nhập kinh tế và xã hội của họ. Kể từ tháng 5, EU đã bổ nhiệm bà Enrique Iglesias làm cố vấn đặc biệt cho Venezuela. Điều này dường như cũng tạo ra một sự khác biệt quan trọng đối với chính sách đối ngoại hiện tại của Mỹ.

Địa chính trị EU

Trước những thay đổi thành về phần lãnh đạo của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, bà Ursula Vonder Meyer, chủ tịch tương lai của EC, tuyên bố bà dự định sẽ đưa EC có vị thế mạnh mẽ hơn và hành động như “Người bảo vệ chủ nghĩa đa phương”, trái ngược với kịch bản địa chính trị mâu thuẫn, thúc ép quan hệ quốc tế ở thời điểm hiện tại.

Bà Vonder Meyer tuyên bố sẽ cố gắng tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như chính sách đối ngoại, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số. Do đó, sự gần gũi giữa EU và LAC là cửa ngõ cho mục đích thực sự quan trọng hơn: xúc tiến đầu tư và các dự án cơ sở hạ tầng của các Cty Châu Âu, vốn đang xảy ra tranh chấp về sự hiện diện với các Cty Mỹ và Trung Quốc.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_213302_lien-minh-chau-au-trong-cuoc-tranh-gianh-anh-huong-tai-my-latinh.aspx