Liên minh châu Âu có dám thách thức Petrodollar?

Đây là cơ hội cuối cùng cho Mỹ chứng minh quyền bá chủ thế giới của mình đến đâu và như thế nào…

Có dấu hiệu cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) đang cứu thỏa thuận hạt nhân với Iran sau khi Mỹ đơn phương rút bỏ bằng cách mua dầu thô của Iran bằng đồng Euro thay vì đồng dollar.

Thật trớ trêu, EU, đa phần là thành viên của NATO đã từng theo lệnh Mỹ trấn áp bằng bạo lực các quốc gia Trung Đông dám thách thức Petrodollar.

Trung Quốc, Nga quá mạnh nên Mỹ không thể dùng bạo lực để trấn áp dù cả hai đã, đang có những hành động thách thức lớn địa vị bá chủ của Petrodollar, nhưng liệu Liên minh Châu Âu (EU) có dám thách thức nó?

Cũng xin nhắc lại để bạn đọc hình dung một cách có hệ thống…

Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh…đã ra đời một thỏa thuận “Bretton Woods”…

Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi suất cố định với vàng…Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với lãi suất cố định là 35 dollars một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn cầu.

Rõ ràng, cách bố trí Bretton Woods cung cấp một lối thoát hiểm: nếu một quốc gia cụ thể không còn cảm thấy thoải mái với đồng dollar, họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng dollar của họ thành vàng.

Và năm 1971 các quốc gia đã nhận thấy sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ của Mỹ, nên đã sử dụng lối thoát hiểm này…Họ yêu cầu Mỹ chuyển đổi đồng dollar thành vàng.

Tình hình đã khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas).

Mỹ đã chảy máu vàng, và Washington biết hệ thống “dollar cho vàng” theo Bretton Woods không còn khả thi nên xóa bỏ bằng tuyên bố “đóng cửa sổ vàng” để thiết lập một hệ thống tiền tệ mới: Petrodollar hay “Dollar cho dầu” tồn tại cho đến nay.

Petrodollar hay “dollar cho dầu” có nghĩa là tất cả các quốc gia mua dầu đều phải sử dụng bằng tiền dollar. Đơn giản là vậy nhưng đã đưa đồng dollar và Mỹ lên địa vị thống trị tài chính thế giới.

Có thể nói, mọi hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao của Mỹ cũng đều phục vụ cho quyền thống trị của đồng dollar, để giữ vũng hệ thống Petrodollar. Petrodollar là một công cụ sắc bén nhất để bảo vệ quyền bá chủ thế giới của Mỹ

Bạo lực của Mỹ được hiểu là gì?

Xâm hại đến hệ thống Petrodollar nếu là quốc gia yếu thì sẽ bị tấn công bằng bạo lực (Iraq, Lybia) và cấm vận, trừng phạt nếu là các quốc gia Mỹ không dám dùng biện pháp quân sự như Nga, Iran, Trung Quốc.

Có đồng tiền dollar mạnh, bởi có hơn 60% dự trữ tiền tệ thế giới đều lưu trữ bằng đồng dollar và làm chủ hệ thống SWIFT, Mỹ nắm quyền sinh quyền sát trong tay hệ thống tài chính thế giới, do đó, Mỹ muốn trừng phạt ai, quốc gia nào đều hiệu nghiệm, ngấm đòn ngay.

Đương nhiên rồi, khi đồng dollar trở thành một đồng tiền chung của thế giới do Mỹ được quyền in ra, phát hành, quản lý, kiểm soát thì Mỹ trở thành bá chủ thế giới, mà khi đã là bá chủ thế giới thì ngang ngược, hiếu chiến, uy quyền là cấm có cãi…là chân lý khách quan.

Chúng ta sẽ chứng minh điều này khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi JCPOA để trừng phạt kinh tế Iran.

Lưu ý là cái JCPOA này phải gần 13 năm Anh, Pháp, Đức (EU) Trung Quốc, Mỹ mới ký được Iran thì khi Trump lên Tổng thống đã coi đó là một thỏa thuận tệ hại, rác rưởi và rút bỏ bất chấp Pháp, Anh, Đức van nài xin Mỹ đừng rút bỏ.

Tại sao Liên minh Châu Âu (EU) phải năn nỉ Mỹ là vì họ, EU đầu tư quá lớn vào thì trường Iran đặc biệt là dầu thô, EU đã mua Iran từ 350-500 thùng/ngày bằng đồng dollar. Nay Mỹ trừng phạt Iran thì các giao dịch, đầu tư của EU vào đó phải dừng, nếu không Mỹ dùng SWIFT ra đòn.

Thế đó, “Mỹ là đầu tiên” nên Mỹ hiếu chiến, bất chấp vậy đó, ngay cả với đồng minh thân cận như EU.

Mỹ “ghè đá vào chân”.

Nhưng, chính từ đồng dollar mà Mỹ tác oai, tác quái, đã khiến nhiều quốc gia có ý tưởng muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào dollar hơn lúc nào hết. Vì thế, Mỹ càng hiếu chiến thì nguy cơ đe dọa sự sụp đổ của đồng dollar cành nhanh xảy ra là logic của sự phát triển.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/lien-minh-chau-au-co-dam-thach-thuc-petrodollar-3358423/