Liên hợp quốc 'không buông tha' cái chết bí ẩn năm 1961

Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm thứ Sáu đã phê chuẩn một nghị quyết mở rộng cuộc điều tra về cái chết bí ẩn năm 1961 của Tổng thư ký Dag Hammarskjold.

Nhà ngoại giao Thụy Điển Hammarskjold đã đi đến miền nam châu Phi để thực hiện công việc tại đây và máy bay của ông đã bị rơi.

Nghị quyết trên do Thụy Điển đề ra và nhận được sự hỗ trợ từ hơn 100 quốc gia, đã được các bên đồng thuận thông qua mà không cần bỏ phiếu.

Quá trình điều tra cái chết của ông Dag Hammarskjold vẫn vấp phải nhiều tranh cãi. Ảnh: Yahoo News/ AFP.

Quá trình điều tra cái chết của ông Dag Hammarskjold vẫn vấp phải nhiều tranh cãi. Ảnh: Yahoo News/ AFP.

Thụy Điển đề nghị tái bổ nhiệm luật sư người Tanzania Mohamed Chande Othman, người đã lãnh đạo cuộc điều tra về vụ việc trên trong nhiều năm, tiếp tục giữ cương vị này.

Trong báo cáo cuối cùng của mình, được công bố vào đầu tháng 10, Othman đã cáo buộc Hoa Kỳ và Anh giữ kín thông tin liên quan đến cái chết của Hammarskjold.

Duy nhất Tổng thư ký thứ hai trong lịch sử của Liên Hợp Quốc, ông Hammarskjold đã bị giết cùng với 15 người khác vào ngày 18 tháng 9 năm 1961 khi máy bay của họ bị rơi gần thành phố Ndola, nơi còn được gọi là Bắc Rhodesia, nay là Zambia.

Vào thời điểm đó, ông đang tìm cách thống nhất Congo và ngăn chặn tỉnh Katanga giàu khoáng sản tách khỏi đất nước này.

Hai cuộc điều tra đã kết luận vụ tai nạn là do lỗi phi công. Nhưng kể từ năm 2014, các cuộc điều tra mới đã tập trung vào khả năng có một âm mưu trong đó. Báo cáo gần đây nhất của Othman cũng ủng hộ khả năng này.

"Nam Phi, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ phải gần như chắc chắn nắm giữ thông tin quan trọng chưa được tiết lộ", ông viết.

Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên, "đặc biệt là những người được đề cập trong báo cáo, công bố bất kỳ hồ sơ liên quan nào thuộc quyền sở hữu của họ."

Trong báo cáo của mình, Othman đã đề cập đến khả năng các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc chặn việc kết nối liên quan đến vụ tai nạn, cũng như sự tồn tại của các thiết bị hàng không có thể đã tấn công máy bay của Tổng thư ký.

Ông cũng trích dẫn sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài, bao gồm cả phi công và nhân viên tình báo, trên mặt đất tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn./.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/lien-hop-quoc-khong-buong-tha-cai-chet-bi-an-nam-1961-20191229103441468.htm