Liên đoàn Ả-rập sợ viễn cảnh Iran phong tỏa eo biển Hormuz

Liên đoàn Ả-rập vừa tuyên bố phản đối mối đe dọa của Iran ngăn chặn dòng chảy xuất khẩu dầu của các nước vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz.

Liên đoàn Ả Rập vừa lên tiếng phản đối mối đe dọa của chính quyền Tehran phong tỏa eo biển để đáp trả lại lệnh trừng phạt của Mỹ vào ngành xuất khẩu dầu của Iran, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi “Kế hoạch Hành động chung Toàn diện” (JCPOA), hay còn gọi là “Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015” (Iran Nuclear Deal).

Đại sứ mới của Liên đoàn Ả Rập ở Nga là ông Jaber Habib Jaber, tuyên bố hôm 17/8 rằng, tổ chức này phản đối những nỗ lực của Iran nhằm cản trở xuất khẩu dầu của các nước Trung Đông qua eo biển Hormuz, trong trường hợp Iran cũng không thể vận chuyển dầu qua tuyến đường này.

Eo biển Hormuz là một đường thủy hẹp giữa Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman, là một tuyến đường chiến lược quan trọng cho việc chuyển dầu từ khu vực vịnh ba Tư ra Ấn Độ Dương. Đây là huyết mạch vận chuyển khoảng 20-40% sản lượng dầu xuất khẩu trên thế giới.

Theo Lloyd's List Intelligence, khoảng trên 20% nguồn cung cấp dầu toàn cầu chảy qua eo biển Hormuz, bao gồm dầu thô từ Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Qatar và UAE. Trong đó, khoảng 80% nguồn cung cấp này được dành cho các khách sộp ở thị trường châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và các nước khác.

Các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng bất kỳ đóng cửa của eo biển, không có vấn đề như thế nào ngắn, sẽ có tác động kinh tế to lớn và có thể dẫn đến tình trạng tê liệt của nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, bất cứ động thái nào ngăn chặn dòng chảy dầu qua eo biển Hormuz cũng sẽ có tác động rất lớn đến toàn bộ xuất khẩu dầu thế giới nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, chứ không chỉ riêng đối với các nước trong vịnh Ba Tư (vịnh Persian - Persian Gulf).

Giới chuyên gia nhận định rằng, nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa thì giá dầu có thể tăng lên đến 200 USD mỗi thùng, thậm chí có thể lên tới 400 USD, nếu xung đột bùng phát trên eo biển này.

Ông Jaber nhấn mạnh, tổ chức này phản đối bất kỳ mối đe dọa nào để chặn đứng eo biển và sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của khu vực". Liên đoàn Ả Rập tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia Ả Rập và bảo vệ lợi ích của khối.

Iran đã phóng tên lửa đạn đạo Fateh-110 Mod III cắt ngang eo biển Hormuz

Trong tháng 7, Cố vấn hàng đầu về vấn đề quốc tế của Iran, ông Ali Akbar Velayati phát biểu tại câu lạc bộ thảo luận Valdai ở Moscow rằng, nếu Iran không được phép xuất khẩu dầu qua eo biển Hormuz thì không một quốc gia Trung Đông nào có thể làm như vậy.

Vào đầu tháng 7, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở Vịnh Ba Tư. IRGC cho biết họ đã chuẩn bị để phá vỡ các chuyến tàu vận tải dầu của các nước khác qua eo biển nếu xuất khẩu của Iran bị cản trở.

Vào tháng 5, Hoa Kỳ đã rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt chống lại các cá nhân và tổ chức Iran, cũng như các hạn chế thứ cấp kinh doanh với Iran. Các biện pháp xử phạt liên quan đến xuất khẩu dầu của Iran dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11.

Mới đây, Iran đã tổ chức một cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng cực lớn trên eo biển Hormuz, với khoảng 100 tàu chiến và các loại tên lửa phòng không, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, nhằm thao luyện khả năng phong tỏa eo biển này.

Nước này cũng đã phóng thử một tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn thế hệ mới Fateh-110 Mod III cắt ngang eo biển. Hành động này nhằm biểu dương lực lượng, cho thấy Iran hoàn toàn có khả năng cắt đứt luồng đường vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz.

Hay hồi tháng 7, Iran đã cử tàu trinh sát đến Biển Đỏ (được coi là ao nhà của Israel và Saudi Arabia) để trinh sát, chỉ thị mục tiêu cho lực lượng phiến quân Houthi ở Yemen dùng tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc bắn thủng một tàu chở dầu của Saudi Arabia.

Thiên Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lien-doan-a-rap-so-vien-canh-iran-phong-toa-eo-bien-hormuz-3363878/