Liên bang Nga-Việt Nam: Tình hữu nghị xuyên suốt nhiều thập kỷ

Báo Thế giới & Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga S.V.Lavrov nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Nga (30/1/1950-30/1/2020).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thành phố Sochi, tháng 9/2018.

Năm 2020, LB Nga và Việt Nam có nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Một trong những ngày lễ có ý nghĩa nhất là kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngày 30/1/1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên công nhận Nhà nước Việt Nam non trẻ, đặt nền móng cho tình hữu nghị lâu đời và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước chúng ta.

Hai nước đã kề vai sát cánh trong giai đoạn đấu tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do, chống ngoại xâm và xây dựng hòa bình sau chiến tranh. Sự phối hợp hành động giữa Moscow và Hà Nội đã trải qua nhiều thử thách của thời gian, được tôi luyện, trưởng thành, mang tính đa dạng và thực sự đặc biệt.

Điều vui mừng là truyền thống đoàn kết và tương trợ lẫn nhau do các thế hệ trước đây tạo dựng vẫn được duy trì và nhân lên trong điều kiện lịch sử mới. Nền tảng vững chắc cho điều này là Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị LB Nga-Việt Nam được ký ngày 16/6/1994. Năm 2019, hai nước đã kỷ niệm sự kiện 25 năm ký kết Hiệp ước này. Trong năm 2001, sự hợp tác giữa hai nước đã nâng lên tầm quan hệ chiến lược và năm 2012 là quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Hiện nay, mối quan hệ này đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, rộng khắp vì lợi ích của nhân dân Nga và Việt Nam.

Chủ tịch Đảng Cộng sản LB Nga Gennady Ziuganov tặng sách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tháng 9/2018.

Các cuộc đối thoại chính trị thường xuyên và thực chất được duy trì, nổi bật bởi tính cởi mở và độ tin cậy lẫn nhau cao. Tháng 9/2018, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm Nga, và vào tháng 11 và tháng 12 cùng năm, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D.A.Medvedev và Chủ tịch Duma Quốc gia

Liên bang Nga V.V.Volodin thăm Việt Nam. Tháng 5/2019, Nga đã đón tiếp Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và vào tháng 12/2019 đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Các cuộc tiếp xúc dày đặc như thế là yếu tố quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ Nga-Việt và cho phép rà soát lại các vấn đề trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế, điều vô cùng cần thiết trong điều kiện diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, các cuộc đối thoại có độ tin cậy chặt chẽ, mang tính truyền thống. Các trao đổi theo kênh các chính đảng và tổ chức xã hội được mở rộng.

Chúng tôi hài lòng ghi nhận sự tiến triển đầy năng động trong quan hệ kinh tế trên các lĩnh vực truyền thống (năng lượng, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp) và các lĩnh vực mới đầy triển vọng (kinh tế số, chính phủ điện tử, công nghệ “thành phố thông minh”, an ninh mạng thông tin-truyền thông).

Khối lượng thương mại tương hỗ đang gia tăng. Một điều có tính biểu tượng, Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu ký kết Hiệp định thương mại tự do vào tháng 5/2015. Việc thực hiện các điều khoản và “gói” các thỏa thuận song phương đi kèm cho phép kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên 6,1 tỷ USD ngay trong năm 2018. Đây là con số kỷ lục trong suốt thời hậu Xô Viết.

Hội đàm cấp cao Việt Nam - LB Nga tại Moscow, tháng 5/2019.

Một trong các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt là hợp tác năng lượng. Gần bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro - “con tàu chỉ huy” trong sự phối hợp hành động giữa hai nước - đã hoạt động rất thành công. Các công ty hàng đầu của Nga như Gazprom, Rosneft, NOVATEC và Zarubezhneft cùng Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đang thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh thổ Nga và Việt Nam, hoàn thiện và đa dạng hóa sự phối hợp hành động với việc áp dụng các thành tựu khoa học-kỹ thuật mới nhất.

Sự hợp tác giữa hai nước ngày càng có tính đổi mới sáng tạo và áp dụng nhiều hơn các thành tựu khoa học. Ví dụ rõ nét là dự án xây dựng tại Việt Nam Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân với sự trợ giúp của Tập đoàn Nhà nước Rosatom. Đây sẽ trở thành một trong những cơ sở khoa học chuyên ngành hàng đầu tại Đông Nam Á. Tôi tin tưởng rằng, công tác đào tạo các chuyên gia ngành hạt nhân của Việt Nam tại Nga sẽ là sự đảm bảo cho hoạt động thành công của cơ sở này trong tương lai.

Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới Việt-Nga - niềm tự hào chung của hai nước - vừa kỷ niệm 30 năm ngày thành lập là đơn vị duy nhất trên thế giới. Hiện Trung tâm đang thực hiện các công trình nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như sinh thái, y học nhiệt đới, vật liệu học, phục vụ lợi ích cho cả các cơ quan và tổ chức của Nga và Việt Nam.

Theo các thỏa thuận đạt được ở cấp cao nhất, trong hai năm 2019-2020, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương, Năm Nga tại Việt Nam và Năm Việt Nam tại Nga được tiến hành. Chương trình Năm chéo này bao gồm hơn 100 hoạt động, nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, quân sự và kỹ thuật-quân sự, khoa học-công nghệ, nhân văn, phát triển hợp tác giữa các địa phương. Khán giả Nga rất ấn tượng với Lễ khai mạc trọng thể “Năm chéo” diễn ra ngày 22/5/2019 tại Phòng hòa nhạc Moscow Zaryadie với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D.A.Medvedev và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Giáo dục vẫn là hướng đi truyền thống trong hợp tác song phương. Việt Nam, như trước đây, nằm trong số các nước đứng đầu về số lượng công dân được cử đi học tại Nga. Nhiều thập kỷ qua, hàng chục ngàn chuyên gia thuộc nhiều ngành khác nhau của Việt Nam đã được đào tạo tại Nga. Và ngày nay, nhiều người trong số họ đang giữ các cương vị trọng trách trong bộ máy nhà nước, là “nòng cốt” trong quân đội hay tại các tập đoàn lớn, các cơ sở khoa học và văn hóa của Việt Nam. Trong niên khóa này, Việt Nam được cấp 965 học bổng của Nga. Đó là một trong những hạn ngạch lớn nhất được cấp cho sinh viên và nghiên cứu sinh nước ngoài.

Chúng tôi hoan nghênh Việt Nam ngày càng nổi lên như một điểm đến nghỉ dưỡng cho đông đảo người Nga. Năm 2018, gần 600 ngàn lượt người Nga đã đến Việt Nam. Số lượng người Việt Nam thăm Nga với mục đích du lịch đang gia tăng. Giao lưu thanh niên cũng phát triển mạnh mẽ. Trong một năm rưỡi qua, Hội thanh niên LB Nga và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức ba diễn đàn thanh niên.

Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergey Lavrov.

Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh sự phối hợp hành động đầy hiệu quả giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế. Đó là sự tương đồng hoặc gần gũi đáng kể trong quan điểm về các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực. Chúng tôi cùng các bạn Việt Nam kiên định với việc hình thành một trật tự thế giới đa cực công bằng và dân chủ hơn, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, mà trước hết là các điều khoản chính của Hiến chương Liên hợp quốc. Việc Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đang mở ra những cơ hội mới củng cố sự hợp tác đối ngoại hai nước.

Trong 70 năm kể từ thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nga và Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sáng tạo trong hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể tận dụng và phải khai thác một cách hiệu quả những kinh nghiệm này để củng cố các mối quan hệ song phương. Điều quan trọng là tình cảm hữu nghị và sự chân thành giữa nhân dân hai nước chúng ta - dù trải qua bao thập kỷ - vẫn không thay đổi, không bị chi phối bởi thời cuộc. Cần phải gìn giữ di sản độc đáo này và truyền lại cho thế hệ trẻ, bởi chính họ sẽ là những người ‘tiếp sức” cho sự nghiệp phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam.

Россия и Вьетнам:

дружба, прошедшая сквозь десятилетия

С.В.Лавров

Министр иностранных дел России

С.В.Лавров - Министр иностранных дел России

2020 г. богат на юбилейные даты в истории российско-вьетнамских связей. Одна из наиболее значимых – 70-летие установления дипломатических отношений. 30 января 1950 г. Советский Союз одним

из первых признал молодое вьетнамское государство, заложив тем самым основы многолетней дружбы и тесного сотрудничества между нашими странами.

Мы были вместе в тяжелые годы борьбы вьетнамского народа за свободу и независимость, отражения иностранной агрессии, послевоенного мирного строительства. Взаимодействие Москвы и Ханоя прошло испытание временем, закалилось и окрепло, приобрело многоплановый и действительно особый характер.

Отрадно, что традиции солидарности и взаимопомощи, заложенные предыдущими поколениями, сохраняются и приумножаются в новых исторических условиях. Надежным фундаментом для этого остается подписанный 16 июня 1994 г. межгосударственный Договор об основах дружественных отношений. 25-летие со дня подписания данного рубежного документа мы отметили в 2019 г. В 2001 г. наше сотрудничество вышло

на уровень стратегического, а в 2012 г. – всеобъемлющего стратегического партнерства. В настоящее время оно продолжает энергично развиваться по широкому спектру направлений на благо народов России и Вьетнама.

Поддерживается регулярный и содержательный политический диалог, отличающийся высокой степенью открытости и взаимного доверия. В сентябре 2018 г. Россию с визитом посетил Генеральный секретарь

ЦК Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонг, а в ноябре и декабре того же года в СРВ побывали Председатель Правительства Российской Федерации Д.А.Медведев и Председатель Государственной Думы Федерального Собрания Российской Федерации В.В.Володин. В мае 2019 г. в России принимали Премьер-министра Правительства СРВ Нгуен Суан Фука, в декабре – Председателя Национального собрания Вьетнама Нгуен Тхи Ким Нган. Столь плотные контакты служат важным фактором развития российско-вьетнамских отношений, позволяют сверяться

по вопросам двусторонней и международной повестки дня, что весьма актуально в условиях сохраняющейся непростой ситуации в регионе и в мире в целом.

Традиционно тесный доверительный характер носит диалог в области обороны и безопасности. Углубляются обмены по линии политических партий и общественных организаций.

С удовлетворением отмечаем динамичное продвижение экономических связей в традиционных областях (энергетика, промышленное производство, транспорт, сельское хозяйство) и в новых перспективных секторах (цифровая экономика, «электронное правительство», технологии «умного города», безопасность информационно-коммуникационных систем).

Растут объемы взаимной торговли. Символично, что СРВ стала первым государством, с которым страны-участницы Евразийского экономического союза в мае 2015 г. подписали Соглашение о свободной торговле. Реализация его положений, а также «пакета» сопутствующих двусторонних договоренностей позволили уже к 2018 г. нарастить взаимный товарооборот до 6,1 млрд долл. США. Это рекордный показатель за весь постсоветский период.

В числе несущих опор российско-вьетнамского всеобъемлющего стратегического партнерства – энергетическое сотрудничество. Почти четыре десятилетия успешно функционирует флагман нашего взаимодействия – совместное предприятие «Вьетсовпетро». Ведущие отечественные компании ПАО «Газпром», ПАО «НК «Роснефть», ПАО «НОВАТЭК», АО «Зарубежнефть» совместно с Корпорацией нефти и газа «Петровьетнам» осуществляют проекты по разведке и добыче углеводородов на территории России и СРВ, совершенствуют и диверсифицируют взаимодействие с применением последних научно-технических достижений.

Кооперация двух стран приобретает все более инновационный и наукоемкий характер. Наглядный пример – проект по сооружению

во Вьетнаме при содействии Госкорпорации «Росатом» Центра ядерной науки и технологий, который станет одним из ведущих профильных научных учреждений в Юго-Восточной Азии. Убежден, что залогом его успешной деятельности в будущем является подготовка в России вьетнамских специалистов-ядерщиков.

Предмет нашей общей гордости – отметивший недавно свое 30-летие Совместный Российско-Вьетнамский Тропический научно-исследовательский и технологический центр, который не имеет аналогов в мире. Сегодня Тропцентр осуществляет широкий спектр исследований в сфере экологии, тропической медицины, материаловедения в интересах российских и вьетнамских ведомств и организаций.

Согласно достигнутым на высшем уровне договоренностям в 2019-2020 гг. впервые в истории двусторонних отношений проводятся Год России во Вьетнаме и Год Вьетнама в России. Их программа включает в себя более сотни мероприятий, призванных способствовать продвижению сотрудничества в торгово-экономической, военной и военно-технической, научно-технологической, гуманитарной областях, развитию кооперации на межрегиональном уровне. Яркие впечатления у российских зрителей оставила торжественная церемония открытия «перекрестных» годов, состоявшаяся 22 мая 2019 г. в Московском концертном зале «Зарядье» в присутствии Председателя Правительства Российской Федерации Д.А.Медведева и Премьер-министра Правительства СРВ Нгуен Суан Фука.

Традиционным направлением двустороннего сотрудничества остается образование. Вьетнам по-прежнему в числе лидеров по количеству граждан, направляемых на обучение в Россию. За прошедшие годы в отечественных учебных заведениях прошли подготовку десятки тысяч вьетнамских специалистов различного профиля. И сегодня многие из них занимают высокие государственные посты, составляют «костяк» офицерского корпуса, трудятся в крупных компаниях, учреждениях науки и культуры. В текущем учебном году СРВ выделено 965 государственных стипендий. Это одна из самых больших квот, предоставляемых иностранным студентам и аспирантам.

Приветствуем рост популярности Вьетнама в качестве места массового отдыха российских граждан. В 2018 году СРВ посетили около 600 тыс. россиян. Увеличивается и количество вьетнамцев, приезжающих в Россию с целью туризма. Энергично развиваются молодежные обмены. За последние полтора года Федеральное агентство по делам молодежи и Союз коммунистической молодежи Хо Ши Мина организовали три молодежных форума.

Хотел бы особо отметить наше эффективное взаимодействие на мировой арене. В его основе – совпадение или значительная близость позиций по актуальным вопросам глобальной и региональной повестки дня. Мы с вьетнамскими друзьями твердо привержены формированию более справедливого и демократичного многополярного мироустройства, опирающегося на международное право, в первую очередь, на ключевые положения Устава ООН. Дополнительные возможности для укрепления внешнеполитической координации открываются в связи с избранием Вьетнама в состав непостоянных членов Совета Безопасности ООН на период 2020-2021 гг. и председательством в АСЕАН в 2020 г.

За 70 лет с момента установления дипломатических отношений Россия и Вьетнам накопили значительный созидательный опыт сотрудничества в различных областях. Его можно и нужно эффективно использовать для упрочения двусторонних связей. Важно, что остаются незыблемыми, не подверженными конъюнктурным колебаниям пронесенные через десятилетия чувства дружбы и искренней взаимной симпатии между нашими народами. Необходимо сохранить это уникальное наследие, передать его молодому поколению. Ведь именно ему предстоит «принять эстафету» в деле расширения и углубления российско-вьетнамского всеобъемлющего стратегического партнерства.

S.V.Lavrov

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/lien-bang-nga-viet-nam-tinh-huu-nghi-xuyen-suot-nhieu-thap-ky-108272.html