Lịch sử phát triển biến tàu ngầm trở thành siêu vũ khí với sức mạnh áp đảo (Kỳ 2)

Sức mạnh của tàu ngầm được công nhận trong 2 cuộc Chiến tranh Thế giới và tiếp tục được nghiên cứu, phát triển để trở thành vũ khí không thể thay thế trong thời hiện đại.

Thế chiến thứ I: Tác động chiến lược của tàu ngầm

Chiếc U-9 của Đức trong Thế chiến thứ I. Ảnh: Getty

Chiếc U-9 của Đức trong Thế chiến thứ I. Ảnh: Getty

Tàu ngầm đã chứng minh giá trị của nó trong Thế chiến thứ I. Vào ngày 22/9/1914, 3 tàu tuần dương lỗi thời của Anh là Aboukir, Hogue và Cressy đã bị đánh chìm bởi một tàu ngầm duy nhất của Đức, U-9. Trong số gần 2.300 người trên tàu tuần dương, hơn 1.400 người đã thiệt mạng. U-9 đã áp đảo chỉ bằng 6 ngư lôi.

Nạn nhân nổi tiếng nhất của một chiếc tàu ngầm trong Thế chiến thứ I là Cunard Line Lusitania. Vào ngày 7/5/1915, con tàu rời khỏi Old Head, gần Kinsale, Ireland thì gặp tàu ngầm U-20. Với một quả ngư lôi duy nhất, tàu ngầm Đức đã đánh chìm Cunard Line Lusitania khiến hơn 100 hành khách Mỹ thiệt mạng. Trước đó, người ta thường nhận định bất kỳ con tàu nào có khả năng di chuyển nhanh hơn 15 hải lý đều miễn nhiễm với tàu ngầm. Lusitania đã đi được 18 hải lý khi bị ngư lôi đánh chìm.

Vài tháng sau, U-24 tiếp tục dùng ngư lôi đánh chìm tàu chở khách White Star Line của Ả Rập. Chính quyền Woodrow Wilson gây áp lực buộc Đức phải kiềm chế không đánh chìm bất kỳ tàu chở khách nào nữa. Đức đồng ý không đánh chìm tàu thuyền trừ khi phát hiện thấy vi phạm cam kết. Tuy nhiên, năm sau đó, một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi và làm hỏng một chiếc phà Sussex.

Những chiếc U-boat của Đức đã trở nên lớn và mạnh hơn khi chiến tranh ác liệt hơn. Một ví dụ như vậy là U-53. Chiếc tàu ngầm này dài hơn 60 mét và mang theo 2 khẩu súng có cỡ nòng trung bình, với tầm bắn xa hơn rất nhiều so với các phiên bản trước. Vào ngày 7/10/1916, U-53 nổi lên ở Bờ Đông nước Mỹ rồi đánh chìm 4 tàu ngoài khơi. Vì tiểu đội đang hoạt động ở vùng biển quốc tế, Hải quân Mỹ không thể làm gì khác ngoài việc phản kháng một cách vô hiệu quả trước các cuộc tấn công.

Trong những năm giữa chiến tranh, Nhật Bản cũng phát triển một hạm đội tàu ngầm đa dạng với một số mang máy bay, số khác chở hàng. Nhiều chiếc được trang bị ngư lôi tiên tiến nhất của cuộc chiến, Type 95 được đẩy bằng oxy, có biệt danh là Long Long Lance. Kích cỡ của tàu ngầm Nhật Bản rất đa dạng. Một số là tàu ngầm hạng trung với thủy thủ đoàn 1 người, trong khi những người khác là tàu ngầm tầm trung hoặc tầm xa với tốc độ nhấn chìm nhanh nhất của cuộc chiến.

Tàu ngầm trong Thế chiến thứ II

Khi Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức vào những năm 1930, ông đã xây dựng lại Hải quân Đức và ra lệnh chế tạo những chiếc U-boat mới để thay thế tàu ngầm 360 bị chìm hoặc đầu hàng trong Thế chiến thứ I. Khi Thế chiến thứ II nổ ra, các tàu ngầm Đức đã thông qua chiến thuật mới, di chuyển để tấn công các đoàn xe của quân Đồng minh.

Trong khi đó, người Anh đã giới thiệu lại hệ thống tàu, lắp đặt radar trên tàu của họ và sử dụng các công cụ tìm hướng tần số cao để xác định tín hiệu của tàu ngầm đối phương. Tuy nhiên, tàu ngầm Đức vẫn trở nên lớn hơn và nhanh hơn nhiều so với trước. Năm 1940, Đức quốc xã đã phát triển U-300, một con tàu nặng 550 tấn. Vào tháng 7/1942, các kỹ sư Đức đã loại bỏ U-300 và tiếp tục giới U-301. Cuối cùng, chỉ có 7 con tàu loại này được hoàn thành.

Những nỗ lực xây dựng tàu ngầm của Mỹ đã thành công hơn nhiều trong Thế chiến thứ II. Tổng cộng có 314 tàu phục vụ trong Hải quân. 52 chiếc đã bị tiêu diệt trong chiến tranh. Đổi lại, tàu ngầm Mỹ tàn phá tàu vận tải Nhật Bản, đánh chìm nhiều tàu tiếp tế của địch hơn tất cả các vũ khí khác cộng lại.

Bước vào thời đại hạt nhân

Nautilusbecame là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Getty

Mỹ và Liên Xô đua nhau chế tạo tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh. Trong số này có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể ở dưới nước lâu hơn và có tầm bắn xa hơn nhiều so với tàu ngầm thời Thế chiến thứ II. Cả hai bên đều đặt tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm. Những tàu này mang tên lửa tầm xa có đầu đạn hạt nhân. Năm 1955, Nautilusbecame là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên.

Những tiến bộ trong công nghệ, bao gồm các thiết bị có thể trích xuất oxy từ nước biển, cho phép tàu ngầm vẫn chìm trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Ba năm sau, Nautilus hoàn thành chuyến đi đầu tiên bên dưới nắp băng Bắc Cực.

Hai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, Thresher và Scorpion đã bị mất do hỏng hóc thiết bị trong Chiến tranh Lạnh, trong khi Liên Xô mất ít nhất 4 tàu ngầm, bao gồm Komsomolets - giữ kỷ lục về độ sâu. Komsomolets bị chìm vào tháng 4/1989 tại Biển Barents ngoài khơi Na Uy sau một vụ cháy thảm khốc trên tàu. Tổng cộng có 42 người Nga đã thiệt mạng trong vùng nước lạnh lẽo.

Hầu hết các cuộc chiến kể từ Thế chiến thứ II đều là chiến tranh trên bộ nên các tàu ngầm chỉ đóng góp một phần nhỏ sự tác động đến tác động. Tuy nhiên, vào năm 1982, Argentina đã chiếm giữ Quần đảo Falkland ngoài khơi bờ biển Argentina. Vương quốc Anh đáp trả bằng cách điều lực lượng Hải quân Hoàng gia tới Nam Đại Tây Dương, phong tỏa các đảo bằng tàu ngầm. Trong chiến tranh, tàu tuần dương Argentina bị tàu ngầm HMS Conqueror mang theo ngư lôi tấn công. Chiếc tàu tuần dương bị đánh chìm, và có 365 người thiệt mạng.

Tàu ngầm hiện đại là một vũ khí chết người. Từ một chiếc thuyền 12 mái chèo được bọc da cho đến một con tàu được trang bị đầu đạn hạt nhân có khả năng quét sạch toàn bộ nền văn minh, tàu ngầm đã có những bước tiến lớn về mặt quân sự.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/lich-su-phat-trien-bien-tau-ngam-tro-thanh-sieu-vu-khi-voi-suc-manh-ap-dao-ky-2-a269520.html