Lịch sử của khẩu trang - từ miếng gạc y tế đến vật bất ly thân

Dịch SARS, cúm gia cầm, Ebola và gần đây nhất là virus corona cùng sự ô nhiễm không khí, bụi mịn gia tăng khiến khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu khi ra đường.

 Theo tác giả Charles A. Rockwood và Don O'Donoghue của nghiên cứu The Surgical Mask: Its Development, Usage, and Efficiency, chiếc mặt nạ y tế - phiên bản đầu tiên của khẩu trang ngày nay - là ý tưởng của nhà vi khẩu học người Đức Carl Flugge và được phát triển bởi bác sĩ phẫu thuật người Pháp Paul Berger vào khoảng năm 1897-1899. Tiền thân của chiếc khẩu trang là một miếng gạc hình chữ nhật gồm 6 lớp gạc, được khâu ở mép dưới với phần tạp dề vải lanh đã khử trùng và đường viền phía trên giữ sát gốc mũi bằng dây buộc sau cổ. Ảnh: Axios.

Theo tác giả Charles A. Rockwood và Don O'Donoghue của nghiên cứu The Surgical Mask: Its Development, Usage, and Efficiency, chiếc mặt nạ y tế - phiên bản đầu tiên của khẩu trang ngày nay - là ý tưởng của nhà vi khẩu học người Đức Carl Flugge và được phát triển bởi bác sĩ phẫu thuật người Pháp Paul Berger vào khoảng năm 1897-1899. Tiền thân của chiếc khẩu trang là một miếng gạc hình chữ nhật gồm 6 lớp gạc, được khâu ở mép dưới với phần tạp dề vải lanh đã khử trùng và đường viền phía trên giữ sát gốc mũi bằng dây buộc sau cổ. Ảnh: Axios.

Khẩu trang trong những năm đầu thế kỷ 20 được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực y tế, để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm giữa bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình phát triển, khẩu trang ngày càng được giới y khoa, nghiên cứu cải thiện về hình dáng, chức năng và dần trở thành vật dụng không thể thiếu khi ra đường. Ảnh: New York Post.

Theo trang Quartz, khẩu trang bắt đầu du nhập và phổ biến ở các nước châu Á vào những năm đầu thế kỷ 20 khi một đại dịch cúm đã khiến 20-40 triệu người tử vong trên khắp thế giới, trong đó Ấn Độ chịu hậu quả nặng nề khi mất hơn 5% dân số. Ảnh: AP.

Ngày nay khẩu trang thông dụng ở hầu hết mọi quốc gia song đặc biệt phổ biến ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Điều này được lý giải bởi các đại dịch từng bùng phát ở khu vực này cũng như bầu không khí ô nhiễm và quan niệm của người phương Đông - hơi thở là yếu tố quyết định sức khỏe. Ảnh: Getty.

Dịch SARS bùng phát năm 2002-2003, cúm gia cầm năm 2006-2009, Ebola năm 2014 và gần đây nhất là virus corona với tâm dịch là thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cùng sự ô nhiễm không khí, bụi mịn gia tăng khiến khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu với người dân tại các nơi công cộng. Ảnh: MEO.

Không chỉ là vật dụng chống lại ô nhiễm không khí và bệnh tật, khẩu trang ngày nay còn là một item thời trang với giới trẻ. Khẩu trang với muôn kích cỡ, kiểu dáng với đủ các loại họa tiết lạ mắt, thời thượng đã được giới thiệu trên các sàn diễn thời trang danh tiếng tại Trung Quốc, Nhật Bản trong một vài năm trở lại đây. Ảnh: Tokyo Fashion, @kaya127s.

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, với nhiều thanh thiếu niên châu Á, khẩu trang còn có vai trò như "tường lửa xã hội". Nhiều người sử dụng khẩu trang, đội mủ, đeo tai nghe ở nơi công cộng như một dấu hiệu tránh né các giao tiếp xã hội với người xung quanh. Ảnh: pollutionairmask.

Lê Vy

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/lich-su-cua-khau-trang-tu-mieng-gac-y-te-den-vat-bat-ly-than-post1040844.html