Libya mở lại mỏ dầu cuối cùng bị phong tỏa

Công ty Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) ngày 26/10 thông báo dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng đối với mỏ dầu bị phong tỏa cuối cùng.

Mỏ al-Feel

Mỏ al-Feel

"Việc đóng cửa tất cả các mỏ dầu và cảng của Libya đã kết thúc vào 26/10", NOC cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook. "Trường hợp bất khả kháng", được viện dẫn trong những trường hợp ngoại lệ, cho phép NOC miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp không tôn trọng các hợp đồng giao hàng.

"Các hướng dẫn đã được đưa ra cho nhà điều hành, Công ty dầu Mellitah, để khởi động lại hoạt động sản xuất trên mỏ al-Feel", mỏ cuối cùng vẫn bị phong tỏa, để dần dần đưa sản lượng dầu thô trở lại mức bình thường, NOC cho biết.

Bị phong tỏa trong 10 tháng, mỏ al-Feel nằm trong lưu vực Morzouq, cách Tripoli 750 km về phía Tây Nam và được quản lý bởi liên doanh Mellitah Oil & Gas (MOG), kết quả hợp tác giữa NOC và tập đoàn khổng lồ ENI của Ý. Khoảng 70.000 thùng được sản xuất ở đó mỗi ngày.

Kể từ khi chế độ Muammar Gaddafi sụp đổ vào năm 2011, Libya đã chìm trong bạo lực và kể từ năm 2015, bị giằng xé bởi một cuộc xung đột giữa Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA), được Liên Hợp Quốc công nhận và có trụ sở tại Tripoli, và phe Nguyên soái Khalifa Haftar, chiếm cứ miền đông và một phần miền Nam Libya, kiểm soát các khu vực dầu khí chính.

Vài giờ sau khi Liên Hợp Quốc công bố tại Geneva một thỏa thuận ngừng bắn "có hiệu lực ngay lập tức" vào ngày 23/10 giữa hai phe đối địch, NOC thông báo mở cửa trở lại hai cảng lớn, Ras Lanouf và al-Sedra, sau khi nhận được xác nhận rằng các lực lượng nước ngoài đã rời khỏi khu vực.

Cho đến tháng 1/2020, sản lượng dầu của Libya đạt 1,25 triệu thùng/ngày, đã sụt giảm nghiêm trọng khi Thống chế Haftar phong tỏa các cơ sở khai thác dầu mỏ và bến cảng để phản đối sự phân bổ doanh thu không công bằng giữa phía Tây và phía Đông Libya.

Vào tháng 9, Thống chế Haftar, đã cố gắng không thành công trong 14 tháng đánh chiếm Tripoli, đã đồng ý dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nhưng NOC - đã thiệt hại gần 10 tỷ đô la (8,5 tỷ euro), yêu cầu các nhóm vũ trang nước ngoài do ông Haftar đặt tại các địa điểm rời khỏi hiện trường.

Hôm 26/10, hàng chục chính khách Libya đã bắt đầu các cuộc thảo luận qua cầu truyền hình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để chuẩn bị cho Diễn đàn Đối thoại Chính trị Libya vào đầu tháng 11 tại Tunisia.

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/libya-mo-lai-mo-dau-cuoi-cung-bi-phong-toa-582176.html