Lí do vì sao bạn nên hạn chế dùng tiêu khi đi ăn ngoài đường

Tiêu là thứ gia vị ngon, dễ sử dụng, nhưng các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên đụng vào các hũ đựng tiêu đặt trên bàn ăn khi đi ăn ở ngoài, vì nó mất vệ sinh.

Hạt tiêu đen thường được gọi là Kali Mirch, trong tiếng Hindi là một trong các loại gia vị thường được sử dụng trong các món ăn của Ấn Độ. Hạt tiêu đen cũng được sử dụng làm gia vị phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây để tăng cường hương vị cho món ăn.

Tác dụng của hạt tiêurất đa dạng vừa trị ho, giải cảm lại tốt cho tiêu hóa và cả hô hấp. Hạt tiêu vừa dễ sử dụng, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nên rất được thị trường ưa chuộng. Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa hữu ích, các enzym, protein, sắt, kali, can-xi, man-gan, kẽm, crôm, vitamin A, C và nhiều dưỡng chất khác. Sự hiện diện của chất piperine trong tiêu đen còn giúp tăng tính khả dụng của các dưỡng chất như vitamin A và C, selen, bet-carotene…

Tuy nhiên,nhiều chuyên gia cho rằng nên hạn chế bỏ tiêu vào thức ăn khi ra hàng quán bên ngoài ăn uống vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo các chuyên gia, có lý do để cần cẩn trọng sử dụng hạt tiêu cho món ăn. Nhưng chính xác hơn đừng đụng vào các hũ đựng tiêu đặt trên bàn ăn, vì nó mất vệ sinh. Nguyên nhân, ngoài quán ăn, nhiều người chạm tay vào bình đựng tiêu, điều có nghĩa truyền rất nhiều vi khuẩn lên nó.

Ngoài quán ăn, nhiều người chạm tay vào bình đựng tiêu, điều có nghĩa truyền rất nhiều vi khuẩn lên nó.

Ngoài quán ăn, nhiều người chạm tay vào bình đựng tiêu, điều có nghĩa truyền rất nhiều vi khuẩn lên nó.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Hãng tinABC News, bình đựng hạt tiêu chứa đến 11.600 vi khuẩn. Nghiên cứu này được thực hiện tại hàng chục nhà hàng tạiNew York, Arizona và Ohio. Và phát hiện còn cho thấy bình này còn có chứa vi khuẩnE.coli.

Theo Bệnh việnVinmec,tác hại của vi khuẩn E. Colilà nguyên nhân gây cácbệnh về đường tiêu hoánhư:Tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là dotiêu chảynhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận...

Nhiễm khuẩn huyếtlà khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E. Coli có thể tử vong.

Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E. coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Hoặc là vi khuẩn E. Coli gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn từ máu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu.

ÔngJonas Sickler, Giám đốc Tổ chức an toàn tiêu dùng của Mỹ giải thích, hầu hết các bình đựng tiêu ít được làm vệ sinh, nếu cảm thấy bẩn, nhân viên chỉ lau qua loa bằng khăn, vốn cũng chẳng sạch tuyệt đối. Ngoài ra, bên trong bình đựng tiêu cũng chẳng bao giờ được làm sạch, vì nhân viên có xu hướng hết tiêu thì châm thêm vào.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/li-do-vi-sao-ban-nen-han-che-dung-tieu-khi-di-an-ngoai-duong/20210222021954253