LHQ họp khẩn tình hình Azvov: Ukraine cầu được ước thấy

Hải quân Nga đã nổ súng, bát giữ 3 tàu Hải quân Ukraine vì vi phạm lãnh hải trên Biển Azov, Liên Hiệp Quốc họp khẩn.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sáng 26/11 sẽ tổ chức họp khẩn sau khi tình hình trên biển Azov - biển nội địa do Nga và Ukraine cùng kiểm soát - trở nên căng thẳng.

Theo Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp khẩn sau khi Nga xác nhận buộc phải dùng vũ khí để bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine ở eo biển Kerch, gần bán đảo Crimea.

Nga tố tàu Hải quân Ukraine cố tình gia tăng căng thẳng trên biển Azov

"Hội đồng Bảo an sẽ họp khẩn vào 11h sáng ngày 26/11 (theo giờ New York, Mỹ)" - bà Haley cho biết trên Twitter.

Cuộc họp được triệu tập theo đề nghị của cả hai phía Ukraine và Nga.

RT dẫn lời Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy cho biết, Nga đang kêu gọi một cuộc họp khẩn "liên quan đến diễn biến phát triển nguy hiểm trên biển Azov và các sự kiện tiếp theo".

Cuộc họp này được lên lịch sơ bộ vào lúc 11 giờ sáng thứ hai ở New York.

"Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là mục tiêu chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp" - ông Dmitry Polyanskiy nhấn mạnh.

Cuộc họp khẩn diễn ra quanh tranh chấp ở vùng biển nội địa Azov do Nga và Ukraine cùng kiểm soát.

Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, khoảng 7h sáng ngày 25/11 theo giờ Moscow, 2 tàu Hải quân Ukraine trang bị pháo và 1 tàu kéo đã vượt qua biên giới biển của Nga trên Biển Đen, hướng về eo biển Kerch.

Lực lượng FSB của Nga đã nhiều lần đề nghị các tàu Ukraine rời lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nga, song các tàu Ukraine dường như phớt lờ cảnh báo này.

Phía Nga sau đó đã buộc phải dùng biện pháp nổ súng và bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine.

3 thành viên Ukraine trên con tàu Hải quân bị bắt giữ đã bị thương và nhận được sự trợ giúp y tế từ Nga.

Moscow cho biết, sau vụ việc, Ukraine khẳng định đã đưa ra thông báo trước cho phía Nga rằng các tàu này đang đi đường thủy đến cảng Mariupol của Ukraine. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định không nhận được thông báo như vậy từ phía Ukraine.

Moscow cho rằng, đây là một sự khiêu khích có chủ ý của chính quyền Ukraine, tố cáo hành động của Kiev là "hành động xâm lược quân sự".

Phía Ukraine thì cáo buộc lực lượng biên phòng Nga đã cố tình đâm vào một trong những chiếc tàu kéo của họ tại Biển Đen, ngoài khơi Crimea. Kiev gọi đây là "một hành động gây hấn công khai".

Sau khi bắt nhóm tàu Ukraine, Nga đã triển khai hàng loạt tàu chiến, tàu hàng phong tỏa dọc cây cầu bắc qua eo biển Kerch, cấm các phương tiện dân sự đi qua vùng biển này, đồng thời triển khai các biên đội cường kích Su-25 và trực thăng tấn công Ka-52 tuần tra xung quanh.

Ukraine khẳng định tàu hải quân đang trên đường đến cảng Mariupol và buộc phải đi theo hải trình mà phía Nga chặn tàu lại.

Theo Hải quân Ukraine, một tàu biên phòng của Nga - có tên Don - đã làm hư hại động cơ, lớp vỏ ngoài và thành lan can của một tàu kéo Ukraine. Song, lực lượng này cho biết thêm rằng, các tàu của Ukraine vẫn tiếp tục hành trình của mình "bất chấp các hành động chống đối của Nga".

Đây là vụ đụng độ mới nhất giữa hai phía diễn ra sau khi Hải quân Ukraine lên tiếng chỉ trích "các hành động khiêu khích" của biên phòng Nga nhằm vào các tàu chiến của nước này hồi tháng 9 năm nay.

Azov là vùng biển nội địa nằm giữa lãnh thổ Nga và Ukraine. Sau khi Nga sáp nhập Crimea và hoàn thành cây cầu bắc qua eo biển Kerch, vùng biển Azov, vùng biển này gần như bị Nga phong tỏa, tất cả các tàu thuyền Ukraine và Nga đi qua đây đều bị kiểm soát, kiểm tra.

Ukraine hoàn toàn có thể thương lượng với Nga để cùng khai thác và sử dụng vùng biển này. Tuy nhiên, chính quyền Ukraine từ sau chính biến Maidan đã quay lưng lại phía Nga, quyết tâm gạt bỏ mọi liên kết với Moscow.

Thay vì lựa chọn hợp tác cùng sử dụng vùng biển nội địa này, Ukraine quyết gây căng thẳng với Nga, đổ lỗi cho Nga âm mưu xâm lược, kiểm soát lãnh hải Ukraine, kêu gọi sự vào cuộc của quốc tế.

Kiev đã nhiều lần âm mưu việc gây căng thẳng trên biển Azov, kêu gọi sự trợ giúp quân sự của phương Tây vào vùng biển này. Hiện Mỹ và NATO đều ủng hộ Ukraine trong việc củng cố sức mạnh Hải quân để đối phó với Nga trong bất cứ tình huống nào.

Việc 3 tàu Hải quân Ukraine tiến vào biển Azov với mục đích cập cảnh Mariupol hoàn toàn có thể là cái cớ để khiêu khích phía Nga nổ súng, kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chống lại hành vi bạo lực của Moscow.

Clip Tàu Hải quân Nga bám sát tàu Hải quân Ukraine trên biển Azov:

Sơn Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lhq-hop-khan-tinh-hinh-azvov-ukraine-cau-duoc-uoc-thay-3369879/