Lệnh cấm vận vũ khí nới lỏng, Việt Nam lại có cơ hội với Mirage-2000?

Trong quá khứ chúng ta từng xem xét việc mua loạt chiến đấu cơ Mirage-2000 từ Pháp để trang bị cho lực lượng không quân nhưng bị lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ gây khó khăn, tuy nhiên giờ 'thời thế' đã khác.

Có tên đầy đủ là Dassault Mirage-2000, đây là loại phản lực chiến đấu một động cơ thế hệ bốn được thiết kế để trở thành tiêm kích đa năng. Nguồn ảnh: Airfighter.

Có tên đầy đủ là Dassault Mirage-2000, đây là loại phản lực chiến đấu một động cơ thế hệ bốn được thiết kế để trở thành tiêm kích đa năng. Nguồn ảnh: Airfighter.

Trong quá khứ, Việt Nam từng lựa chọn tiêm kích Mirage-2000 và tiến hành đàm phán mua các phản lực cơ này từ Pháp tuy nhiên không đạt được kết quả. Nguồn ảnh: Airfighter.

Mặc dù phía Pháp tỏ ra khá thiện chí, tuy nhiên lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ là điều cản trở chúng ta có thể tiếp cận được với loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Airfighter.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, chúng ta thậm chí còn từng được tiêm kích Rafale từ Pháp nhưng có vẻ như Mirage-2000 vẫn là lựa chọn kinh tế và hợp lý hơn. Nguồn ảnh: Airfighter.

Đơn giản là do các tiêm kích Rafale có giá thành rất đắt đỏ khi mua mới và kể cả khi chúng ta chấp nhận "xuống tiền", vai trò của Rafale cũng không khác gì so với Su-30MK2 mà chúng ta đang sở hữu. Nguồn ảnh: Airfighter.

Điểm mạnh nhất của Mirage-2000 hiện tại chính là ưu thế về giá, loại tiêm kích ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước này tới nay có giá rất rẻ và đang được không quân khắp thế giới thải hồi bớt. Nguồn ảnh: Airfighter.

Nếu chúng ta chấp nhận sở hữu những tiêm kích Mirage-2000 từ các nước thứ ba và sau đó ký hợp đồng duy trì phụ tùng thay thế cũng như kéo dài tuổi thọ với tập đoàn Dassault của Pháp, cái giá phải trả sẽ rất rẻ. Nguồn ảnh: Airfighter.

Mặc dù đã có tuổi đời cao, tuy nhiên Mirage-2000 cũng giống như nhiều loại phản lực cơ thế hệ bốn khác, hoàn toàn có thể phục vụ tốt trong những vai trò tác chiến riêng biệt, đặc biệt là có thể đối đầu "sòng phẳng" với những loại tiêm kích cùng thời. Nguồn ảnh: Airfighter.

Loại chiến đấu cơ này được trang bị một động cơ do SNECMA sản xuất, cho phép nó bay được với tốc độ rất lớn, tối đa lên tới Mach 2.2. Nguồn ảnh: Airfighter.

Tầm hoạt động của Mirage-2000 vào khoảng 1550 km, tầm bay tối đa khi bay không mang theo vũ khí với thùng nhiên liệu phụ có thể lên tới 3335 km. Nguồn ảnh: Airfighter.

Máy bay được trang bị hai khẩu pháo 30mm - nhiều gấp đôi so với số lượng pháo được trang bị trên Su-30MK2 - với mỗi khẩu có dự trữ 125 viên đạn. Nguồn ảnh: Airfighter.

Khả năng mang vũ khí của Mirage-2000 cũng rất đáng nể, tối đa loại chiến đấu cơ này có thể mang theo được tới 6 tấn vũ khí với 9 giá treo dưới thân và bụng. Nguồn ảnh: Airfighter.

Các loại vũ khí Mirage-2000 mang theo được bao gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom không điều khiển hoặc bom thông minh. Nguồn ảnh: Airfighter.

Đặc biệt, kiểu thiết kế cánh tam giác của Mirage-2000 cho phép phi cơ chịu được lực trọng trường cực lớn, quá tải tới 11 g và lên tới tối đa 13,5 g khi cơ động đột ngột - tất nhiên là trong trường hợp phi công đủ sức chịu đựng để không bị ngất xỉu. Nguồn ảnh: Airfighter.

Tổng cộng đã có hơn 600 chiếc Mirage-2000 từng được sản xuất, trong số đó tới nay có tới hơn 300 chiếc vẫn đang phục vụ trong không quân Pháp, số còn lại phục vụ trong không quân của Ấn Độ, UAE, Đài Loan và nhiều quốc gia khác. Nguồn ảnh: Airfighter.

Tiêm kích Mirage-2000 rời đường băng chuẩn bị cất cánh.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lenh-cam-van-vu-khi-noi-long-viet-nam-lai-co-co-hoi-voi-mirage-2000-1346576.html