Lego hướng tới lớp học hiện đại

Tập đoàn sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch vừa ra mắt bộ lắp ráp robot mới, khuyến khích HS đạt được các kỹ năng lập trình thông qua các hoạt động phối hợp thực hành.

Thị trường giáo dục đang là mảnh đất béo bở mà hãng Lego hướng đến.

Thị trường giáo dục đang là mảnh đất béo bở mà hãng Lego hướng đến.

Mỗi bộ lắp ráp, được gọi là Spike Prime, đi kèm với hơn 500 mảnh ghép, cho phép xây dựng thành nhiều sáng tạo khác nhau và được kết hợp với các giáo án bài giảng cho cả HS lẫn giáo viên; đồng thời đi kèm với một ứng dụng sử dụng ngôn ngữ lập trình trong giao diện đơn giản, uyển chuyển.

Spike Prime là sự kết hợp giữa các viên gạch Lego quen thuộc với một hub (một điểm kết nối chung cho các thiết bị trong mạng), cảm biến, động cơ đều có thể lập trình được và ứng dụng Spike sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch.

Đại diện công ty Lego cho biết họ sẽ tạo ra các bài học phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định, nhiều bài trong số đó được định dạng sẽ mất ít hơn 45 phút để hoàn thành (tương đương với khoảng thời gian của một tiết học).

Một trong những mô hình mang tên gọi là “Rain or Shine” (mưa hay nắng) được lập trình để lấy dữ liệu từ dự báo thời tiết, sau đó hướng dẫn robot Lego di chuyển ô hoặc kính râm của nó dựa trên hiện tượng thời tiết ở một thành phố cụ thể.

“Mục đích của chúng tôi là mọi trẻ em ở trường cấp hai đều sẽ có trải nghiệm học tập theo mô hình STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) đáng giá, vững chắc và cuối cùng là xây dựng sự tự tin”, ông Esben Staerk Joergensen, Chủ tịch Lego Education trao đổi với truyền thông.

Tại Nhật Bản, lập trình máy tính sẽ trở thành môn học bắt buộc trong tất cả các trường tiểu học, bắt đầu từ tháng 4/2020. Điều này thúc đẩy Sony Corp và các công ty khác khẩn trương phát triển các công cụ giáo dục có liên quan.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng đang nhìn thấy sự công nhận việc các sinh viên cần được trang bị một bộ kỹ năng rộng hơn trên toàn cầu” - ông Staerk

Joergensen nói - “Và việc biến lập trình thành môn học bắt buộc có ý nghĩa trong thế giới mà chúng ta đang sống”.

Theo một cuộc thăm dò có chủ đề “Tự tin trong học tập”, thực hiện bởi Harris Insights &

Analytics, 84% giáo viên Nhật Bản đồng ý rằng sự lo lắng và thiếu tự tin cản trở việc học tập và HS Nhật Bản vốn không hứng thú với các môn học trong mô hình STEAM - có xu hướng lo lắng hơn về việc học những điều mới mẻ.

Trên toàn cầu, 76% giáo viên nói rằng sự lo lắng và thiếu tự tin cản trở khả năng học tập của HS, trong khi chỉ có 17% HS nói rằng họ rất tự tin khi học các môn học trong mô hình STEAM.

Staerk Joergensen cho biết, ông hy vọng sẽ đưa được Spike Prime đến tất cả các trường THCS ở Nhật Bản và sẽ thúc đẩy hợp tác với Hội đồng GD Nhật Bản để thực hiện tầm nhìn đó.

Bộ dụng cụ lắp ráp robot sẽ có mặt trên toàn thế giới từ tháng 8; và có giá thị trường là 329,95 USD tại Mỹ. Nó sẽ đi kèm với 11 yếu tố mới như bánh xe để lái robot và kẹp dây.

Những đặc điểm đó sẽ làm cho bộ Lego trở nên phù hợp một cách tự nhiên cho các dự án thực hành. Chúng dễ nhìn để sử dụng và đủ linh hoạt để người dùng khám phá trí tưởng tượng của họ.

Tuy nhiên, chúng đủ hạn chế đến mức có giới hạn tự nhiên trong việc sử dụng.

Theo Kyoto

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/lego-huong-toi-lop-hoc-hien-dai-3995363-b.html