Bất động sản nhà ở dự báo sẽ phát triển trong năm 2025 nhờ triển vọng kinh tế tích cực và nguồn cung mới gia tăng kéo theo nhu cầu vay vốn mua nhà tăng. Theo đó, các chuyên gia dự báo, tăng trưởng cho vay mua nhà dự kiến có thể tăng gấp đôi, từ mức khoảng 10% vào năm ngoái lên gần 20% trong năm nay.
Lãi suất thấp được duy trì sẽ kích thích cầu tín dụng mua nhà, sửa nhà phục hồi vào năm 2025. Dù vậy, do nguồn cung nhà giá thấp ít ỏi, dòng vốn tín dụng được dự đoán vẫn chảy chủ yếu vào doanh nghiệp.
Trong năm 2024, thu nhập bình quân trong ngành tài chính tăng 11,3% so với năm 2023. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 36% của giá chung cư Hà Nội.
Trong năm 2024, phần lớn lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Gần như không có trái phiếu của doanh nghiệp sản xuất được phát hành.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh, sau hàng loạt sóng gió trước đó. Bên cạnh số lượng phát hành tăng mạnh là sự tích cực về cơ cấu trái phiếu mới phát hành theo nhóm ngành đã đa dạng hơn. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS), lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định, thị trường đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhờ vào các chính sách điều hành hiệu quả của Chính phủ.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Nhà nước hiện có đầy đủ các công cụ thị trường để kiểm soát một cách hiệu quả cung tiền và tăng trưởng tín dụng mà không cần phải sử dụng các công cụ hành chính như khống chế room tín dụng.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng mạnh năm 2024, nhưng chủ yếu tăng ở nhóm ngân hàng, trong khi trái phiếu doanh nghiệp sản xuất mất hút. Trái phiếu phi ngân hàng được kỳ vọng tăng tốc trở lại trong năm 2025.
Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.
Năm 2025, kinh tế vĩ mô sẽ khởi sắc hơn, một số kênh đầu tư chủ đạo như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đang được 'gỡ khó' và có dấu hiệu hồi phục. Thị trường vàng và chứng khoán dự báo có sẽ có sự tăng trưởng nhẹ, song những thị trường này không phù hợp với số đông. Tiền gửi tiết kiệm vẫn được cho là an toàn, vừa đáp ứng được khả năng sinh lời với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Đó là mối quan tâm của rất nhiều người, khi mà ở thời điểm này giá căn hộ chung cư 30 triệu đồng/m2 ở Hà Nội và TPHCM đã không còn, thay vào đó phổ biến ở mức giá trên 50 triệu đồng/m2.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam có đủ cơ sở cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 6,5% thậm chí là 8% như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trên nền tăng trưởng 2024 và cải cách thể chế.
Các chuyên gia cho rằng, để đưa nền kinh tế Việt Nam vượt 'cơn gió ngược', thì năm 2025, bên cạnh thúc đẩy các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân và duy trì đà phát triển của xuất hoạt động xuất nhập khẩu, cần tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ 'điểm nghẽn' về thể chế và có các chính sách ứng phó linh hoạt, kịp thời với bối cảnh tình hình trong nước.
Lượng tiền nhàn rỗi cao kỷ lục đang nằm chờ trong các nhà băng. Rót vốn vào vàng hay đầu tư vào bất động sản, tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng hay mạo hiểm đầu tư tiền ảo, chứng khoán… là những câu hỏi với nhà đầu tư trong năm 2025.
Dòng vốn tín dụng đang đổ vào phía cung thị trường, phục vụ các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản, trong khi người dân e dè vay ngân hàng mua nhà dù mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp, chủ yếu do giá đất tăng cao bất thường. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát rủi ro cấp tín dụng với phân khúc bất động sản cao cấp dư thừa nguồn cung song kích cầu cho vay mua nhà, phục vụ nhu cầu ở thực.
Nhu cầu ở thực của người dân là có nhưng lượng giao dịch bất động sản thời gian qua đang chững lại. Theo TS. Cấn Văn Lực khẳng định, người dân đang chờ đợi giá giảm hoặc chưa sẵn sàng vay tiền để mua.
Giới chuyên gia cho rằng giải pháp trước mắt có thể kéo giảm giá nhà là phải tăng cung. Bên cạnh đó cần tháo gỡ, giải quyết nhanh các dự án bất động sản còn vướng mắc, tồn đọng.
Theo chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, giá nhà ở Việt Nam đang ở mức báo động. IMF khuyến cáo giá nhà không nên quá 30 năm thu nhập một công nhân, tuy nhiên, tại Việt Nam con số này đã đạt mức 60 năm.
Tăng cung và đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội sẽ là những giải pháp căn cơ để giảm giá nhà trong dài hạn.
Theo các chuyên gia, giá nhà ở Việt Nam không chỉ vượt mức khuyến cáo giá nhà không cao quá 30 năm thu nhập của một công nhân như IMF mà Việt Nam đã đạt mức 60 năm.
Giá nhà quá cao, lại liên tục tăng, tạo ra thách thức không nhỏ đối với công tác an sinh xã hội tại Việt Nam. Thách thức này sẽ trầm trọng hơn, nếu nguồn cung nhà ở mới đua nhau tăng giá bán, ngày càng vượt xa giá trị thực và ngày càng vượt quá khả năng chi trả của đại đa số người dân…
TS Lê Xuân Nghĩa cho biết giá nhà ở Việt Nam đã gấp khoảng 60 năm thu nhập của một công nhân. Nếu nguồn cung tăng, trong đó có nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ thì giá nhà sẽ tăng chậm lại chứ không thể giảm.
Tâm lý tích trữ vàng, mua vàng làm quà tặng bạn bè người thân mỗi dịp quan trọng vẫn phổ biến đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc mua vàng trở nên khá khó khăn khi vàng SJC thì chỉ bán tại các NHTM nhà nước và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn, còn vàng nhẫn trơn 9999 thì lại bị giới hạn số lượng mua tại các doanh nghiệp vàng lớn, hoạt động lâu năm.
Cuối năm là thời điểm các nhà đầu tư đang tính toán sẽ đầu tư vào đâu trong năm tiếp theo để sinh lời và có tính thanh khoản?
Đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) theo thời gian nắm giữ của cơ quan chức năng đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận với nhiều quan điểm, góc nhìn đa chiều.
Nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm 0,25% lãi suất, nhưng gần như chắc chắn, USD vẫn neo cao, gây sức ép lên tỷ giá trong nước. Trong khi đó, lãi suất cũng chịu nhiều áp lực gia tăng.
Bước qua cột mốc 30 năm phát triển, ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ với hàng loạt nhà máy sản xuất, lắp ráp xuất hiện. Điều này cũng mở ra tham vọng lớn của người Việt với mục tiêu chinh phục những cột mốc tỷ lệ nội địa hóa ngày càng lớn tương tự các cường quốc ô tô.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực từ đầu năm 2025 được kỳ vọng sẽ 'mở đường' cho việc thu hút dòng vốn ngoại chảy vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Tín hiệu giảm lãi suất huy động đã thực sự rõ ràng hay chưa, cần có thêm thời gian để khẳng định. Hiện tại, xu hướng tăng lãi suất vẫn đang áp đảo.
Các ngân hàng đang ra sức cạnh tranh thu hút các khoản tiền gửi lớn, với lãi suất có thể tăng tới 1% so với lãi suất niêm yết.
Bộ Tài chính đang đề xuất nghiên cứu thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ.
Hiện, phần lớn thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ dựa vào ngân hàng và bất động sản. Các chuyên gia cho rằng cần khuyến khích thêm các nhà đầu tư nước ngoài, các định chế tài chính tham gia vào thị trường này.
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp FDI. Nếu không có cải cách mạnh mẽ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp – kênh huy động vốn trung và dài hạn - chúng ta khó có thể vực dậy các doanh nghiệp nội địa.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có cải cách mạnh mẽ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì chúng ta khó có thể vực dậy các doanh nghiệp nội địa.
Để đối phó với tình trạng 'đứng tên hộ', chuyên gia cho rằng cần phải điều tra dòng tiền của các ông chủ lớn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng để nhận diện sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/12/2024, ngân hàng đánh mất mốc lãi suất 6,5%/năm. Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến ngân hàng buộc phải tăng lãi suất.
Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng đã giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông tổ chức và cá nhân tại các ngân hàng, tuy nhiên không dễ xử lý tình trạng sở hữu vượt trần trong một sớm một chiều.
Nhằm tăng tính minh bạch trong các tổ chức tín dụng, các chuyên gia kiến nghị không nên có lộ trình dài cho các ngân hàng vượt chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn, mà phải yêu cầu các ngân hàng tuân thủ ngay.
Nếu một cá nhân sở hữu 1% thì hoàn toàn có khả năng người đó nhờ 9 người thân khác sở hữu cổ phần để nắm được 10% ngân hàng, vấn đề sở hữu vượt trần như vậy vẫn xảy ra.
Chuyên gia cho rằng minh bạch là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc kiểm soát tỷ lệ sở hữu của các cổ đông ngân hàng.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
kinhtedothi - Tín dụng vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng khá nhanh trong thời gian vừa qua và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Thị trường BĐS đã bắt đầu xuất hiện nhiều tín hiệu khả quan.