Lễ 'rửa làng' của dân tộc Lô Lô

Nếu nói về bản sắc văn hóa riêng độc đáo của dân tộc Lô Lô (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) thì không thể không kể đến lễ 'rửa làng' với nghi thức vô cùng đặc sắc được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Lễ “rửa làng” bắt nguồn từ một sự tích một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi nhưng bà con vẫn nghĩ tới rủi ro thế nên đồng bào Lô Lô làm lễ “rửa làng” cho sạch sẽ, khang trang. Lễ này theo quan niệm của đồng bào là làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ từ tâm hồn đến cảnh quan; làm lễ này rồi thì mưa thuận gió hòa, được mùa, an tâm làm ăn.

“Rửa làng” - nghi thức độc đáo của dân tộc Lô Lô

“Rửa làng” - nghi thức độc đáo của dân tộc Lô Lô

Khi đã chuẩn bị xong lễ vật, đoàn cúng, ngoài thầy mo chính, còn có một thầy mo phụ và khoảng chục người đàn ông trong bản. Tiếng trống đồng hòa với tiếng chiêng rộn rã. Đoàn người đi từng nhà để cúng, đuổi tà khí đang ẩn náu đâu đó nơi góc nhà, quanh đường, dưới xóm. Họ dắt theo hai con dê khỏe mạnh, lực lưỡng. Người Lô Lô cho rằng phải là mùi của hai con dê đó mới đủ mạnh để đuổi tà khí.

Chuẩn bị các lễ vật cho buổi lễ

Đoàn thầy cúng đi khắp các nhà trong bản

Nghi thức trong lễ “rửa làng”

Hai con dê sau khi hoàn thành nhiệm vụ đi khắp bản, vào từng nhà giúp thầy cúng đẩy đuổi tà ma được đoàn người dẫn ra khu đất rộng giữa làng. Tại đây hai con vật được đánh để kêu, kêu tới thấu trời, thì trời mới biết và phù hộ, mang lại bình an cho dân làng. Sau nghi thức theo đúng truyền thống của dân bản sẽ là phần hội cũng không kém phần độc đáo. Đây là dịp để đồng bào Lô Lô giới thiệu về kho tàng văn hóa đặc trưng với điệu nhảy trên cây, múa kiếm, nhảy theo tiếng trống đồng…

Thảo My

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/le-rua-lang-cua-dan-toc-lo-lo-125130.html