Lễ Lẩu Then của người Tày

ĐCSVN - Sinh sống lâu đời trên vùng đất địa đầu tổ quốc, đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lạng Sơn hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa lâu đời, đặc sắc trong đó lễ Lẩu Then là một biểu trưng văn hóa, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của người Tày.

Hình thức sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn và miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung, được nuôi dưỡng và phát triển trong dân gian nên Then phản ánh những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người Tày, đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đó là những mong muốn rất bình dị của người nông dân: có thóc gạo, trâu bò, gà vịt đầy nhà, cha mẹ trường thọ, gia đình hòa thuận yên vui, con cái hiếu thảo trưởng thành.

Nằm trong khuôn khổ hoạt động Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2019, diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), các nghệ nhân dân tộc Tày đã giới thiệu với công chúng Thủ đô những sắc màu văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc mình qua Lễ Lẩu Then độc đáo.

Để tiến hành nghi lễ Then đồng bào trang trọng chuẩn bị các vật phẩm, cho Lễ hội quan trọng của cộng đồng.

Lễ Lẩu Then thường tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới - Tết Âm lịch của người Tày.

Lễ Lẩu Then thường tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới - Tết Âm lịch của người Tày.

Thông thường Lễ Then được tiến hành trong 3 ngày và tùy theo khả năng và điều kiện của thày Then mà 3 năm thực hiện 1 lần và trước 7 hoặc 21 ngày làm Then, thầy Then phải ăn chay, giữ cơ thể sạch sẽ, tâm hồn thanh bạch để gặp thần linh.

Thầy Then trong Lễ là người có uy tín trong cộng đồng, am hiểu luật tục, có vai trò dẫn dắt trong buổi Lễ.

Thầy Then cầm chén nước, lá đào, cây thân thảo giải hết các uế tạp trong bàn thờ Then, để mọi thứ thanh sạch...

Trong lễ, thầy Then sẽ thỉnh ông Sluông Báo (vị thần trong tín ngưỡng) về nhập vào mình. Những người tham gia lễ cùng thầy Then sẽ nhập vai để đối đáp kiểu trò diễn bằng lời hát.

Nghi lễ là buổi diễn xướng nghệ thuật tổng hợp,có múa, hát, trò diễn,… Với giai điệu Then, lúc trầm lúc bổng, khi trang nghiêm, khi rộn ràng, khi thanh tao, khi lâm li, thống thiết… cuốn hút người tham dự.

Các thầy biểu diễn hát Then - điệu hát phục vụ trong nghi lễ tâm linh, như cầu an, giải hạn, mừng nhà mới, chúc thọ người già…

Nghi thức Thày Then buộc vải cổ tay đem lại sức khỏe, bình an cho khách dự.

Nhà Then hát hồi binh, hồi mã để hoan hỉ kết thúc phần lễ trong nhà.

Các thành viên tham gia nghi lễ vừa đi quanh ban thờ vừa hát Then. Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" sẽ kéo dài đến ngày 23/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

N Dương

Nguồn Đảng Cộng Sản VN: http://cpv.org.vn/anh/le-lau-then-cua-nguoi-tay-543345.html