Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung có gì lạ?

Lễ hội tôn vinh tình yêu Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã được khai hội vào sáng nay.

Kiệu của 9 xã được rước về sân Đình Đa Hòa thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2016

Kiệu của 9 xã được rước về sân Đình Đa Hòa thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2016

Ngày 18/3 (tức 10/2 Âm lịch), tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ khai hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa – Dạ Trạch). Đây là một trong 16 lễ hội lớn nhất nước ta được tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch ) từ mồng 10 đến 12 tháng Hai Âm Lịch. Lễ hội được mệnh danh là nơi tôn vinh tình yêu đôi lứa vì gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một tình yêu lãng mạn vượt qua rào cản về địa vị trong xã hội giữa chàng trai nghèo họ Chử và nàng công chúa của vua Hùng thứ 18.

Hàng năm, lễ hội đều được tổ chức nhưng năm nay lại được tổ chức theo quy mô tổng (tổng Mễ xưa có 9 làng theo luật 3 năm một lần). Về phần lễ có các nghi lễ bảo tồn nguồn gốc truyền thống lễ hội xưa để lại. Đối với phần hội tiếp tục duy trì các chò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, chọi gà, đi cầu kiều, đu cây và một số trò chơi khác. Trong thời gian diễn ra lễ hội đan xen nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như thi bơi chải, cờ tướng, cầu lông, múa rồng, hát ca trù, quan họ, chầu văn…

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung mang một giá trị sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động mà mộc mạc thôn quê của người Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Trung du Bắc Bộ.

Linh Đoàn

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/le-hoi-chu-dong-tu--tien-dung-co-gi-la-d142550.html