Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Lễ hội Bà Thu Bồn là một hình thái lễ hội dân gian được hình thành từ khi người Việt ở phía Bắc di cư đến khai phá vùng đất mới, lập làng xã vào thế kỷ XV, sau đó giao thoa tiếp biến với văn hóa Chămpa, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Tây Quảng Nam để tạo nên tín ngưỡng thờ mẫu Bà Thu Bồn với những giá trị văn hóa đặc sắc và được bảo tồn, phát huy cho đến ngày nay.

Tối 23/3, tại Dinh Bà Thu Bồn (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (thứ hai từ phải sang) và ông Trần Văn Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngoài cùng bên phải), trao Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn cho lãnh đạo huyện Nông Sơn.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (thứ hai từ phải sang) và ông Trần Văn Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ngoài cùng bên phải), trao Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn cho lãnh đạo huyện Nông Sơn.

Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian mang nhiều ý nghĩa, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; thể hiện tinh thần đoàn kết của các dân tộc Kinh, Chăm, Cơ tu sinh sống ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn.

Một số tiết mục văn nghệ tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá, Lễ hội Bà Thu Bồn là một hình thái lễ hội dân gian được hình thành từ khi người Việt ở phía Bắc di cư đến khai phá vùng đất mới, lập làng xã vào thế kỷ XV, sau đó giao thoa tiếp biến với văn hóa Chămpa, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Tây Quảng Nam để tạo nên tín ngưỡng thờ mẫu Bà Thu Bồn với những giá trị văn hóa đặc sắc và được bảo tồn, phát huy cho đến ngày nay.

Sức lan tỏa, bám rễ sâu bền trong đời sống xã hội của tín ngưỡng thờ Bà Thu Bồn xuất phát từ chính khát vọng mà người dân luôn hướng đến, luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, làng xã được ấm no, hạnh phúc; góp phần thắt chặt nghĩa đồng bào, khơi dậy hồn thiêng sông núi; tạo nên sắc thái văn hóa, tín ngưỡng phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho đời sống tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng duyên hải miền Trung.

Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, phát biểu tại buổi lễ.

Lễ hội Bà Thu Bồn còn là minh chứng tuyệt vời cho sợi dây cố kết cộng đồng, tinh thần quê hương đất nước mà trong đó vùng đất Nông Sơn là nơi hội tụ, giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa miền núi với miền xuôi trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển Quảng Nam.

Ngọc Thi

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/tieu-diem-van-hoa/le-hoi-ba-thu-bon-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cap-quoc-gia-634898/