Lễ giỗ lần thứ 83 cụ Nguyễn Quang Diêu

Trong 2 ngày 16 và 17/6 (nhằm ngày 14-15/5 năm Kỷ Hợi), tại Di tích Nguyễn Quang Diêu ở ấp Tân Chủ, xã Tân Thuận Tây, TP.Cao Lãnh, UBND xã Tân Thuận Tây tổ chức lễ giỗ lần thứ 83 của cụ Nguyễn Quang Diêu - một nhà nho, nhà thơ yêu nước. Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu, lãnh đạo TP.Cao Lãnh, thân tộc của cụ Nguyễn Quang Diêu, giáo viên, học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu và nhân dân trên địa bàn xã đến dự lễ.

Ảnh: Ngọc Oai

Ảnh: Ngọc Oai

Trước đó, UBND xã Tân Thuận Tây tổ chức hội thi gói bánh tét, bánh ít dâng lên trong ngày giỗ tỏ lòng biết ơn cụ; UBND xã Tân Thuận Tây tổ chức chương trình giao lưu đờn ca tài tử do cán bộ, công chức, nhân dân và học sinh biểu diễn.

Cụ Nguyễn Quang Diêu sinh năm Canh Thìn (1880) tự là Tử Ngọc, hiệu Cảnh Sơn (hay Nam Sơn), người thôn Tân Thuận Tây, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Thuận Tây, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Xuất thân trong một gia đình Nho học, yêu nước nên cụ sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1907, cụ tham gia phong trào Đông Du, góp phần đưa vùng Cao Lãnh trở thành một trong những nơi có phong trào Đông Du mạnh ở miền Nam. Ngày 15/5 năm Canh Tý (1936), cụ bị bệnh qua đời tại làng Vĩnh Hòa (Tân Châu). Năm 1989 được cải táng về quê nhà.

Nhớ ơn nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, đồng thời thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, UBND tỉnh và UBND TP.Cao Lãnh đã tổ chức xây dựng khu mộ cụ Nguyễn Quang Diêu và khánh thành vào ngày 14/2/2007. Tên của cụ được đặt cho một con đường trong nội ô TP.Cao Lãnh, một trường THPT chuyên ở TP.Cao Lãnh, một trường THPT ở huyện Tân Hồng. Và tên giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh 5 năm một lần. Mộ cụ Nguyễn Quang Diêu được xếp hạng Di tích cấp tỉnh vào ngày 15/6/2004.

Lư Liễm

Cụ Nguyễn Quang Diêu sinh năm Canh Thìn (1880) tự là Tử Ngọc, hiệu Cảnh Sơn (hay Nam Sơn), người thôn Tân Thuận Tây, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Thuận Tây, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Xuất thân trong một gia đình Nho học, yêu nước nên cụ sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1907, cụ tham gia phong trào Đông Du, góp phần đưa vùng Cao Lãnh trở thành một trong những nơi có phong trào Đông Du mạnh ở miền Nam. Ngày 15/5 năm Canh Tý (1936), cụ bị bệnh qua đời tại làng Vĩnh Hòa (Tân Châu). Năm 1989 được cải táng về quê nhà.

Nhớ ơn nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, đồng thời thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, UBND tỉnh và UBND TP.Cao Lãnh đã tổ chức xây dựng khu mộ cụ Nguyễn Quang Diêu và khánh thành vào ngày 14/2/2007. Tên của cụ được đặt cho một con đường trong nội ô TP.Cao Lãnh, một trường THPT chuyên ở TP.Cao Lãnh, một trường THPT ở huyện Tân Hồng. Và tên giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh 5 năm một lần. Mộ cụ Nguyễn Quang Diêu được xếp hạng Di tích cấp tỉnh vào ngày 15/6/2004.

Nguồn Đồng Tháp: http://www.baodongthap.vn/van-hoa/le-gio-lan-thu-83-cu-nguyen-quang-dieu-85012.aspx