Lễ Giáng sinh ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam ngày càng được chú ý hơn. Lễ Giáng sinh ở Việt Nam có nhiều hoạt động đặc biệt và không còn là ngày dành riêng cho những người theo đạo Thiên Chúa nữa.

Lễ Giáng Sinh hay còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động đặc biệt và không còn là ngày dành riêng cho những người theo đạo Thiên Chúa.

Lễ giáng sinh được cử hành chính thức vào 25/12 nhưng thường được mừng từ tối 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Cách làm vòng nguyệt quế treo cửa đơn giản đón Giáng sinh

Ngày lễ Giáng sinh không có nguồn gốc từ Việt Nam, nó là ngày lễ của những người theo Kitô giáo như: Công giáo, Tin lành. Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1533 và đến nay đã trở thành một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo.

Được biết lễ Giáng sinh lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam là do một người phụ nữ chủ tọa, đó là bà Maria Madelena Minh-Đức Vương Thái Phi. Bà Minh-Đức là vợ Chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng Tử Nguyễn Phúc Khê, tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi.

Năm 1625, đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập đạo Công giáo tại Thuận Hóa do giáo sĩ Francisco di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Madelena, có sự chứng kiến của giáo sĩ Đắc Lộ. Cuộc đời và sự nghiệp rao giảng Tin Mừng của bà Minh-Đức đã được sử gia Phạm Đình Khiêm nghiên cứu và cho ra mắt cuốn “Minh-Đức Vương Thái Phi” (xuất bản 1957).

Bà đã có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách. Bà còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của đạo Công giáo thời bấy giờ.

Ngày nay, lễ Giáng sinh trở nên thịnh hành nhất là đối với giới trẻ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Giáng sinh đã được nhiều người chấp nhận và coi như hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng chung, mà chủ yếu là giới trẻ.

Tại Việt Nam, trong dịp này, những ca khúc về Giáng Sinh vang lên rộn rã trên nhiều đường phố. Các khách sạn lớn, trung tâm mua sắm, khu phố Tây... những nơi có nhiều người nước ngoài lui tới nên việc chuẩn bị Giáng sinh rất nhộn nhịp.

Trong những ngày này, cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây.

Ngày lễ Giáng sinh thường được tổ chức vào tối 24/12 và kéo sang ngày 25/12.

Ngày lễ Giáng sinh thường được tổ chức vào tối 24/12 và kéo sang ngày 25/12. Mọi người sẽ dành tặng cho nhau những món quà đặc biệt là những cặp đôi trẻ, thường tặng quà nhau nhân dịp giáng sinh và tặng nhau những câu chúc ngọt ngào, bên cạnh đó thì vào ngày này các bạn nhỏ thường được các Ông già Noel tặng quà. Đặc biệt hơn nữa là những người theo đạo Thiên Chúa sẽ chuẩn bị làm lễ tại thánh đường.

Phong Linh (tổng hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/le-giang-sinh-o-viet-nam-co-gi-dac-biet-a414994.html