Lễ cúng ông Công ông Táo: Cách chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ và những điều cần lưu ý

Việc bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là phong tục hằng năm nhưng không phải ai cũng biết những điều cần lưu ý dưới đây.

Ý nghĩa của việc cúng ông Táo

23 tháng Chạp hằng năm là ngày cúng ông Công, ông Táo của người dân Việt Nam. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến

Theo quan niệm dân gian, cứ vào 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời, tâu với Ngọc Hoàng những chuyện đã diễn ra trong năm vừa qua của gia chủ dưới trần gian. Chính vì vậy, người Việt nam sẽ tiễn ông Táo về trời bằng mâm cỗ thịnh soạn với mong muốn vị thần này sẽ nói tốt cho mình trước Ngọc Hoàng. Thêm vào đó, ông Công, ông Táo còn ngăn cản sự quấy rối của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình. Vì vậy, lễ cúng ông Táo cũng là một hình thức bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn của người dân.

Lễ vật cúng ông Táo và những điều cần lưu ý

Lễ vật cúng ông Công ông Táo sẽ có sự khác biệt tùy vào mỗi vùng miền hoặc quan niệm của gia đình. Tuy nhiên, nhìn chung, mâm cỗ sẽ không thể thiếu:

Phục trang: Ba chiếc mũ Táo quân, hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Theo quan niệm, màu sắc phục trang rất quan trọng, do đó, các năm hành kim, mộc, thủy, hỏa thổ phải dùng các màu lần lượt là vàng, trắng, xanh, đỏ, đen.

Cá chép: Theo quan niệm dân gian, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để gặp Ngọc Hoàng. Do đó, cá chép còn sống là thứ buộc phải có trong mâm cúng ông Táo. Khi thả cá, cần thả trước chỉ cần thả trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp để ông Táo có phương tiện về trời. Số lượng cá chép chỉ cần 3 con (tương ứng với 2 ông - 1 bà), không phải phóng sinh càng nhiều càng tốt như mọi người lầm tưởng.

Thịt lợn luộc: Đây gần như là món không thể thiếu trong mâm cúng vào ngày 23 tháng Chạp này. Thịt lợn cúng ông Táo phải được giữ nguyên, không được thái lát, cắt nhỏ.

Một món canh: Món canh cúng ông Táo sẽ là những món canh trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên, thông thường, người ta sẽ cúng canh măng, canh khoai hoặc canh mọc.

Một món xào: Cũng giống như món canh, món xào không bó buộc vào một loại nhất định. Bạn có thể dùng những loại rau củ quen thuộc như su su, đậu que, rau cải,… Tuy nhiên, dù bất cứ nguyên liệu gì, cũng không được cho tỏi.

Một đĩa muối: Muối tượng trưng cho sự may mắn, xua đuổi những điềm gỡ, quỷ dữ. Do đó, đây là một trong những thứ không thể thiếu trong mâm cúng ông Táo.

Hoa quả và vàng mã: Không chỉ riêng ông Táo, hoa quả và vàng mã là thứ không thể thiếu trong tất cả các mâm cúng của người dân Việt Nam. Hoa quả sẽ không bắt buộc phải có loại nào, tuy nhiên, vàng mã buộc phải có tiền vàng hoặc loại vàng nén để hóa cho ông Công, ông Táo làm lệ phí đi đường.

Vàng mã là lệ phí đi đường của ông Táo

Xuân Tuyền

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/doi-song/le-cung-ong-tao-cach-chuan-bi-mam-co-day-du-va-nhung-dieu-can-luu-y-6832903.html