Lầu Năm Góc phát triển 'chiến tranh khảm' - kỳ 2

Trong các phòng thí nghiệm bí mật của Lầu Năm Góc, những bộ óc quân sự hàng đầu đang nghiên cứu một phong cách chiến đấu mới.

Tầm nhìn mới lạ của họ về chiến tranh không phải về việc chế tạo các bộ dụng cụ công nghệ lớn hơn, nhanh hơn hoặc thậm chí cao cấp hơn. Trái lại, đó là về việc có được nhiều hệ thống nhỏ hơn, rẻ hơn và có lẽ là công nghệ thấp hơn, nhưng triển khai chúng theo một cách hoàn toàn mới.

Thuật ngữ chính thức của phong cách chiến đấu mới này là "chiến tranh khảm" (mosaic warfare), nhưng một số chiến lược gia ví nó như trò xếp hình Lego.

Hệ thống phá hủy

Chiến tranh khảm của DARPA tiến xa hơn một bước so với các hoạt động phân tán của hải quân và các khái niệm Hoạt động đa miền của lục quân. Thay vì chỉ cố gắng vượt qua vấn đề chống tiếp cận, nó cũng phủ nhận chiến lược Phá hủy hệ thống của các đối thủ.

"Phá hủy hệ thống đề cập đến việc nhắm mục tiêu vào các hệ thống làm cơ sở cho khả năng hoặc quy trình quân sự", Robert Bunker thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược chiến đấu của Trường đại học quân đội Mỹ nói.

"Thực hành chiến tranh cơ động blitzkrieg của Đức trong Thế chiến II, về cơ bản là nhắm vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của lực lượng đối phương hòng làm tê liệt khả năng ra quyết định và phản ứng chiến trường của nó".

Với Chiến tranh khảm, các lực lượng Mỹ sẽ vượt lên về khả năng tác chiến trên chiến trường so với đối thủ, theo ông Bunker. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện cũng tìm cách làm điều tương tự. Khi sức mạnh kinh tế và công nghiệp công nghệ cao tăng lên, họ trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng hơn nhiều về vấn đề này.

Trợ lý AI

Trong khi các hệ thống chiến tranh tìm cách xác định gót chân Achilles, Chiến tranh khảm tìm cách gây khó khăn cho việc xác định chính xác điểm yếu của các lực lượng.

“Gót chân Achilles trong một kịch bản này có thể khác với gót chân Achilles trong một kịch bản khác”, ông Schramm nói. “Mục đích là làm cho chúng khó nhận diện hơn. Đây là nơi vai trò tự quản, tùy chỉnh và tự phục hồi được phát huy tối đa”.

 Viện Nghiên cứu Mitchell đề xuất kiến trúc nổi tiếng cho Chiến tranh khảm

Viện Nghiên cứu Mitchell đề xuất kiến trúc nổi tiếng cho Chiến tranh khảm

Về lý thuyết, Chiến tranh khảm là một chiến lược chiến tranh có thể được phát động ở một mức độ hạn chế thông qua việc điều chỉnh các thiết bị hiện có. "Chúng ta sống trong thế giới thực và một trong những quy tắc của toàn bộ những thứ này là không ai có thể bắt đầu với bàn tay trắng", ông Schramm nói. "Chúng ta có tàu và máy bay và chúng ta đã mua chúng để dùng trong một thời gian dài".

Ông Schramm nói rằng chiến tranh khảm chắc chắn sẽ pha trộn và sử dụng các khả năng hiện tại cũng như mua được trong tương lai. Cụ thể, có hai mảnh ghép, một là việc áp dụng các nền tảng có thể dễ dàng tạo thành các viên Lego, hoặc “khối” trong khái niệm khảm. Thứ hai là sự tích hợp AI để giúp hướng dẫn các chỉ huy thông qua hàng loạt lựa chọn chiến lược có sẵn.

“Chúng tôi phát triển kiểu chiến tranh khảm này bằng cách tham gia vào các trò chơi chiến tranh và phân tích chúng. Chúng tôi đã dùng một phần ngân sách nhỏ để mua đồ trong chiến tranh khảm, phần lớn có giá trị nhỏ và 'sẵn sàng bị mất', ông Schramm nói. Những người tham gia phải chọn những “khối” khảm. "Bạn đang kết hợp mọi thứ trong một thiết lập mà trước đây không được kết hợp trong đào tạo hoặc trong các hoạt động khác", ông Schramm nói.

"Một phần của các trò chơi chiến tranh là để xem những người tham gia sử dụng trợ lý AI như thế nào, họ gọi đó là hợp tác với người máy. Chúng tôi cho phép những người tham gia nói có bao nhiêu khối được điều khiển, bao nhiêu khối là tự trị, tầm quan trọng của các phần khác nhau trong những nhiệm vụ đối với nhau. Sau đó, phần máy của giao diện sẽ cung cấp giải pháp và cho biết: "Đây là cách chúng tôi khuyên bạn nên phân bổ lực lượng của mình dựa trên những gì bạn nói là quan trọng đối với bạn".

Theo Schramm, những hạn chế của AI đã tạo ra các thách thức. “Tôi chắc chắn về ý kiến cho rằng việc hợp tác giữa người và máy và sự phân tích của AI là một vấn đề chính sách và nhân lực. Nó không phải là một vấn đề công nghệ. Công nghệ này đã tồn tại hoặc đang trên đường phát triển trong thời gian tới”. Ông cảnh báo không nên kỳ vọng tiềm năng của AI. “Tôi đã xây dựng những thứ không làm việc được. Tôi biết về những thất bại thực sự trong AI”, Schramm nói.

“Mặc dù AI có ưu thế trong các trò chơi chiến lược như cờ vua và cờ vây, những trò chơi đó rất hạn chế về phạm vi và hoạt động theo các quy tắc chính xác. Tất cả chúng ta đều biết rằng AI đang chiến thắng trong cờ vua”, ông Schramm nói.

“Nhưng trong lĩnh vực ngoại giao và trong chiến tranh, chiến thắng vào thứ Hai có thể không phải là chiến thắng vào thứ Ba. Con người rất giỏi phán đoán tình huống tương lai và suy luận thiếu dữ liệu. Gần đây, tôi không bao giờ thấy một người chỉ huy nào nói, 'Chiếc hộp bảo tôi gửi nhiều đơn vị đến đây, vì vậy đây là điều tôi sẽ làm'. Những thứ mà máy móc giỏi cũng chỉ giúp bạn 85% trong việc đưa ra giải pháp”.

E ngại Trung Quốc

Một đối thủ tiềm năng của quân đội Mỹ được xác định là Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không chỉ dựa vào phá hủy hệ thống hoặc công nghệ quân sự mới nhất. “Chiến lược lớn của Trung Quốc là tạo ra một hệ thống thế giới song song như một thách thức đối với hệ thống do Mỹ đứng đầu đã tồn tại từ cuối những năm 1940”, theo Robert Bunker của Viện Nghiên cứu chiến lược Trường đại học Quân đội Hoa Kỳ.

“Chiến lược lớn của Trung Quốc ban đầu là tập trung vào phát triển kinh tế với lực lượng quân sự của họ có tầm quan trọng thứ yếu. Biết rằng nó không thể cạnh tranh thông thường với Mỹ, Bắc Kinh đã tham gia vào một chiến dịch không gian chiến lược”, Bunker nói. “Đây là tất cả diễn ra trên quy mô quốc tế trong vùng xám của chiến tranh”.

Hòn Rồng

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/ho-so-interpol-cstc/lau-nam-goc-phat-trien-chien-tranh-kham-ky-2-584344/