Lật lại vụ đột kích vào Iran thất bại, biệt kích Mỹ thiệt mạng, bỏ lại máy bay

Khi các biện pháp ngoại giao thất bại vào năm 1980, Mỹ đưa Delta, lực lượng biệt kích tinh nhuệ nhất của quân đội, đột kích thủ đô Iran để giải cứu con tin bị giam ở đại sứ quán. Tuy nhiên sứ mệnh đã thất bại do công tác chuẩn bị kém.

 Năm 1979, Iran tràn vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran bắt giữ 52 nhân viên ngoại giao, lính bảo vệ và công dân Mỹ làm con tin trong giai đoạn nổ ra Cách mạng Hồi giáo Iran.

Năm 1979, Iran tràn vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran bắt giữ 52 nhân viên ngoại giao, lính bảo vệ và công dân Mỹ làm con tin trong giai đoạn nổ ra Cách mạng Hồi giáo Iran.

Sau nhiều cuộc đàm phán không thành công, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chỉ đạo Lầu Năm Góc tiến hành chiến dịch giải cứu.

Chiến dịch giải cứu con tin của Mỹ được đặt tên là “Móng vuốt Đại bàng” được phát động ngày 24-4-1980, do Biệt kích Delta, lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Mỹ thực hiện.

Nhằm chuẩn bị cho chiến dịch phức tạp mang tính lịch sử, Mỹ cử Thiếu tướng Lục quân James B. Vaught làm tổng chỉ huy. Trong chiến đấu, đại tá James H. Kyle chỉ huy không quân, Trung tá Edward R. Seiffert chỉ huy các đội trực thăng và Đại tá Charlie Beckwith chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Delta, những người trực tiếp tham gia chiến đấu. Hình ảnh binh sĩ và nhân viên ngoại giao Mỹ bị Iran bắt làm con tin.

Mỹ cử 3 chiếc EC-130E để chuyên chở các thành viên Delta và 3 chiếc MC-130E phục vụ hậu cần.

Cùng với đó 8 chiếc trực thăng khổng lồ Sikorsky CH-53D Sea Stallion cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz.

Hình ảnh 6 trong tổng số 8 chiếc trực thăng CH-53D của hải quân Mỹ đang cất cánh từ tàu sân bay USS Nimizt để thực hiện sứ mệnh giải cứu con tin.

Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ diễn ra trong 2 đêm. Đầu tiên, các máy bay sẽ xâm nhập không phận Iran và thiết lập một trạm trung chuyển mang mật danh Sa mạc 1.

Tuy nhiên, đường băng bị cát lún phủ dày khiến máy bay Mỹ gặp trục trặc lúc hạ cánh.

Trong thời gian dừng chân ở điểm đỗ số 2, thêm một chiếc CH-53D va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu EC-130 khiến cả hai chiếc nổ tung.

Theo thống kê chính thức, 8 người thiệt mạng bao gồm 5 phi công của không quân Mỹ và 3 phi công điều khiển trực thăng. Chỉ một phi công lái trực thăng sống sót trong vụ tai nạn.

Tuy nhiên, vụ nổ khổng lồ ở gần thủ đô Tehran khiến số lượng lớn binh sĩ dồn về khu vực này.

Trong bối cảnh nguy cấp, tất cả biệt kích và đội hậu cần của Mỹ đã lên máy bay EC-130 để rời khỏi khu vực.

Họ tháo chạy vội vàng tới mức không kịp phân loại tài liệu và hủy những chiếc máy bay trực thăng, vốn gần như còn nguyên vẹn.

Trong số 5 chiếc trực thăng bị bỏ lại có một chiếc bị hư hại nhẹ trong khi 4 chiếc còn khá nguyên vẹn.

Hiện tại, Hải quân Iran đang sử dụng chiếc CH-53D số 2 và số 8 mà biệt kích Mỹ bỏ lại.

Nhà nước Hồi giáo Iran cũng thu toàn bộ tài liệu mật của Mỹ về chiến dịch giải cứu con tin táo bạo.

Các con tin tiếp tục bị giam giữ trước khi được trả tự do sau 444 ngày kể từ lúc bị bắt.

Nhà Trắng công bố chiến dịch thất bại đầu giờ chiều ngày hôm sau. Phía Iran phân tán các con tin ra khắp đất nước nhằm tránh một chiến dịch đột kích thứ hai.

Quân đội nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tìm thấy 8 thi thể binh sĩ Mỹ tử nạn, cùng với một thường dân Iran. Ủy ban điều tra kết luận, chiến dịch "móng vuốt đại bàng" của Mỹ thất bại ngay từ việc lập kế hoạch, chuẩn bị lực lượng và đào tạo. Cho đến nay, đây vẫn là một trong số những vụ khủng hoảng con tin tồi tệ nhất trong lịch sử.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-lat-lai-vu-dot-kich-vao-iran-that-bai-biet-kich-my-thiet-mang-bo-lai-may-bay/811378.antd