Lạnh người ghé thăm loạt trang trại của các tỷ phú rắn

Những tiếng 'phì… phì…' phát ra từ hàng trăm chuồng, ao nuôi rắn vẫn khiến những người gạn dạ nhất cũng phải e ngại, thế nhưng, nghề nuôi rắn này lại giúp hàng loạt người dân 'hốt bạc' và có cuộc sống sung túc hơn...

Khu nuôi thả rắn mòng bán tự nhiên của anh Phạm Ngọc Tĩnh (33 tuổi) nằm giữa cánh đồng ở thôn Tu Lễ (Kim Đường, Ứng Hòa, Hà Nội) có diện tích 350m2, thả hơn 2.700 con rắn lớn nhỏ các loại. Ảnh: Dân Việt.

Theo anh Tĩnh, sau 13 năm, gần 20 lần thất bại trong các mô hình nuôi rắn mòng anh đã thành công với cách nuôi thả bán bán tự nhiên, khởi đầu từ gần 20 con giống bắt ngoài tự nhiên. Ảnh: Dân Việt.

Là người hiếm hoi tại miền Bắc thành công với mô hình này (tính đến thời điểm hiện tại), hàng năm anh Tĩnh bán được gần 100kg rắn với giá bình quân trên dưới 600.000 đồng/kg. Ảnh: Dân Việt.

Các đầu mối tiêu thụ rắn của anh Tĩnh chủ yếu ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội… Ảnh: Dân Việt.

Cũng hốt bạc nhờ nghề nuôi rắn, ông Võ Văn Đở ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú nuôi gần 300 con rắn hổ hèo với chuồng đặt ngay trong nhà, cho biết, hổ hèo là loài rắn dễ nuôi, đầu ra lại ồn định. Năm 2006, ông mua 20 con giống có nguồn gốc từ Tây Ninh. Sau gần một năm chăm sóc, con lớn nhất nặng khoảng 1,5 kg, ông bán lứa đầu tiên lời trên 7 triệu đồng. Thấy mô hình đơn giản, dễ làm, ông phát triển mạnh cho đến nay. Ảnh: Zing.

Theo ông Đở, rắn nuôi trong nhà thông thường được thả trong hai loại chuồng: chuồng xi măng hoặc chuồng lưới. Nhưng với riêng ông thì chuồng lưới vừa vệ sinh sạch sẽ vừa dễ chăm sóc. Nếu chuồng có kích thước 3 x 2 m thì có thể nuôi từ 100 đến 150 rắn nhỏ và khoảng 50 rắn lớn. Ảnh: Zing.

Trung bình đàn rắn nuôi trong nhà của gia đình ông Đỡ có khoảng 600 con lớn nhỏ, mỗi năm bán rắn thịt và rắn giống thu về trên 150 triệu đồng. Ảnh: Zing.

Còn ông Phan Chiến Hải, ấp Thới Xuyên, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đang nuôi hơn 300 con rắn lớn nhỏ, trong đó có hơn 120 con rắn bố mẹ, cho biết, phong trào nuôi rắn trong nhà phát triển rất mạnh, nên từ nuôi rắn thịt ban đầu, nay ông chuyển sang đầu tư lớn cho rắn giống. Ảnh: Zing.

Thùng gỗ hoặc xốp chứa cát là nơi ấp trứng rắn trong nhà. Rắn nuôi sau một năm sẽ tự phối giống và sau 34 ngày bắt đầu đẻ, mỗi lứa ít nhất từ 7 đến 10 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, người nuôi cho tất cả trứng vào thùng này. Trứng sẽ nở rắn con sau 75 ngày, với tỷ lệ rất cao. Ảnh: Zing.

Theo ông Hải, giá rắn giống 1 tuần tuổi ở mức 350.000 đồng/con; loại 1 tháng tuổi giá 400.000 đồng/con. Rắn thịt khoảng 700.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.

Anh Nguyễn Văn Thắng ở thôn Lương Câu (xã Tân Viên, huyện An Lão, Hải Phòng) ở hữu khu trang trại rắn rộng gần 2 mẫu trên cánh đồng thôn Lương Câu. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Khu nuôi rắn được chủ nhân chia thành 3 dãy chuồng. Dãy ngoài cùng là khu vực ấp nở và nuôi rắn con. Tiếp theo là dãy nuôi rắn hổ mang thịt, gồm 20 ô lớn, mỗi ô là nhà ở của 50 chú hổ mang. Cạnh đó, một dãy có 250 ô nhỏ bằng bê tông, cứ 6 ô một xếp chồng lên nhau, trông như… dãy tủ gửi đồ. Trong mỗi ô này có một con rắn ráo trâu trong độ tuổi sinh sản. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Cơ ngơi này mỗi năm cung cấp cho thị trường 500 - 1.000 con rắn thịt (trung bình 1kg/con), 2.000 - 3.000 con rắn giống. Hằng năm, tài nuôi rắn và chạch mang lại cho anh Thắng ít nhất 300 triệu đồng lợi nhuận. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Hồng Liên (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/lanh-nguoi-ghe-tham-loat-trang-trai-cua-cac-ty-phu-ran-1032467.html