Làng tôi…

Làng tôi mang một tên đẹp ấn tượng- Bhơ Hôồng. Làng được nhiều người biết đến, kể cả khách du lịch trong và người nước, vì là nơi điểm đến du lịch trải nghiệm cộng đồng, nơi khám phá nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Cơ Tu nơi đây.

Làng tôi mang một tên đẹp ấn tượng- Bhơ Hôồng. Làng được nhiều người biết đến, kể cả khách du lịch trong và người nước, vì là nơi điểm đến du lịch trải nghiệm cộng đồng, nơi khám phá nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Cơ Tu nơi đây.

Làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, H. Đông Giang (Quảng Nam) đang vào mùa lễ hội đâm trâu cúng làng.

Làng Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn, H. Đông Giang (Quảng Nam) đang vào mùa lễ hội đâm trâu cúng làng.

Làng mang cái tên thân quen từ thời chú út tôi chưa sinh mà nay chú ấy đã hơn năm mươi rồi. Không phải ngẫu nhiên làng có cái tên như thế. Nhiều thế hệ trong làng đã chứng kiến bao lần dời đi lập làng nhưng tên làng cũ vẫn được lưu giữ. Trước ngày giải phóng, tên làng có từ mảnh đất xa xôi của vùng Tây Giang, lấy tên của một con suối nhỏ. Trên đỉnh suối là ngọn đồi cao, có đất bằng phẳng, tộc người đoàn kết chặt chẽ, là nơi được chọn tổ chức đại hội đoàn kết các dân tộc thời chiến tranh. Sau ngày độc lập, theo yêu cầu của Đảng, người dân trong làng nườm nượp rời đất cũ, nơi chôn nhau cắt rốn xuống lập nghiệp vùng Đông Giang xây dựng cuộc sống mới. Tên làng từ những cuộc di dân không bị mất đi mà lại tồn tại khắp núi rừng từ những lần chọn đất lập làng đến bây giờ.

Làng đã sản sinh, nuôi nấng biết bao nhiêu thế hệ đồng bào Cơ Tu để góp phần nhân lực cho cách mạng, cho đất nước. Chính cái nôi của làng đã làm rạng rỡ thêm công danh nhiều thế hệ các tộc họ trong làng. Dù họ đã mất đi hay vẫn còn sinh sống gắn kết với làng thì niềm tin mãnh liệt vào đất làng vẫn theo họ những lúc cúng đất bái làng, hiến trâu dâng máu ơn trời mỗi dịp xuân về giáp năm, hội mùa lúa mới…

Đã hơn mười sáu mùa xuân xa làng, mỗi lần trở về lòng cứ nôn nao vui sướng khi được tắm lại dòng sông tuổi thơ hôm nào dưới chân cầu bắc ngang vào làng; hay đi trên những cung đường cũ thân quen theo đuổi nhau mỗi khi bước chân đến trường, quần áo lấm lem bụi đất; vào những bụi cây mít, cây xoài, cây dừa tìm lại vết khắc tên từng đứa chằng chịt kín cả thân cây khi còn thơ dại…

Làng bao giờ cũng được chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, có lối ra vào và dễ kiểm soát người lạ vào làng hay rút vào rừng mỗi khi có biến cố bên ngoài. Nội tôi từng kể, ngày xưa khi làng còn trên vùng cao giáp biên giới, có trường hợp xảy ra nạn "trả đầu". Lúc đêm khuya, chợt xuất hiện người từ làng khác đến xâm nhêåp laâng, nhuấ cóa haâng raâo baáo àöång, ngûuấi dên trong laâng nhanh choáng theo aûờ̀ng phía sau làng chạy vào rừng, những người lạ không ai dám đuổi theo vì sợ chông thò đặt sẵn mắc mưu.

Ở làng tôi bây giờ nằm trên đất bằng được thời ông nội tôi đổi mua với người bản địa (Cơ Tu phương). Làng tựa lưng vào đỉnh núi cao, phía trước hai bên sườn làng có con sông và con suối chảy đảm bảo nguồn nước tắm và sinh hoạt quanh năm. Làng không như ngày xưa phải canh phòng người lạ vào làng, thay vào đó là mở cửa làng đón khách thập phương đến cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân nơi đây. Mỗi dịp xuân về là nơi diễn ra các sự kiện lớn do xã và huyện đăng cai tổ chức, người dân trong làng được đào tạo là hướng dẫn viên chuyên nghiệp đưa đón khách khám phá cuộc sống mới của làng. Văn hóa bản địa trở thành điểm thu hút mọi người đến nghiên cứu, chiêm ngưỡng, khám phá thỏa thích và để lại nhiều bài viết hay về con người và mảnh đất nơi đây.

Mới đây, sự sáp nhập, chia tách các thôn đã làm mất đi tên gọi truyền thống quý báu có từ xa xưa của một số làng, để rồi không ít bạn trẻ hôm nay khi nhận tên gọi mới của làng đã quên đi tên gọi vốn có từ thời ông bà cha mẹ đi trước. Nhưng ở làng tôi thì tên gọi vẫn được giữ gìn vì ở nơi đất làng có những người biết quý trọng giá trị của đất làng từ xa xưa…

BRIU QUÂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/111_211497_lang-toi-.aspx