Làng nghề trồng bí đao khổng lồ gặp khó khăn

Vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, nhưng người dân làng Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vẫn gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận từ sản phẩm độc đáo này. Hiện nay, số lượng hộ trồng bí đang giảm dần và có nguy cơ thất truyền trong thời gian tới.Ông Lê Bá Biên - Xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình ĐịnhÔng Nguyễn Đảm - Xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình ĐịnhÔng Nguyễn Đảm - Xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định: Nhờ các cấp nhà nước, các đài báo đưa lên để tìm đối tác, hoặc có các loại máy móc để chế biến bí cho bà con.Anh Nguyễn Ngọc Thạch - Công ty Du lịch Bình Long TravelBà Lê Thị Vinh Hương - Phó Giám đốc Sở Du lịch Bình Định

Giá cả bấp bênh, lúc được giá, lúc không đã khiến số hộ dân trồng bí đao khổng lồ làng Chánh Trạch, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đang giảm dần và có nguy cơ thất truyền.

Những giàn bí đao khổng lồ này đang vào mua thu hoạch. Mỗi quả nặng từ 50 - 80 kg. Việc trồng loại bí này cũng nhiều công phu. Mỗi năm chỉ trồng được một vụ, rất vất vả nhưng lợi nhuận thu hoạch lại không cao.

Giá không ổn định, rất bấp bênh, có lúc được giá, có lúc không. Nên các nông dân muốn nhà nước tìm được đầu ra để phục vụ cho bà con.

Dân trồng bí đang bị giảm, trước đây có 10 chủ trồng bí thì giờ chỉ còn 6, 7 chủ thôi. Cũng phải tùy thời tiết, có năm ra nhiều, có năm ít trái.

Theo UBND xã Mỹ Thọ, có những thời điểm diện tích trồng bí đao trên toàn xã lên tới 20 ha, giờ đây chỉ còn chưa tới 1 ha, với khoảng 60 hộ trồng bí. Hơn nữa, giá thu mua bí cũng rất thấp, chỉ 5.000 đồng/kg. Nông dân gần như không có lãi.

Trong khi chưa có đầu ra cho sản phẩm, một số hộ trồng bó đã chủ động tự tìm hướng đi mình. Nhiều hộ đã kết hợp với các tour du lịch cộng đồng để vừa giới thiệu nghề truyền thống độc đáo, vừa có thêm thu nhập. Tuy nhiên, mới chỉ có một công ty du lịch của địa phương khai thác tuyến tham quan này và lượng khách cũng chưa nhiều.

Mỗi lượt khách tham quan thì mình sẽ trả cho người dân ở đây 10 ngàn/lượt. Ngoài ra du khách có thể thưởng thức trà bí đao do người dân tự làm, do đó người dân có thêm thu nhập cũng như giải quyết được lượng bí đao sau khi thu hoạch.

Làm du lịch cộng đồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con, vừa gìn giữ các nét văn hóa truyền thống của các làng nghề...

Trong những năm gần đây, Quy Nhơn - Bình Định đang là một điểm đến du lịch hút khách tại khu vực duyên hải miền Trung. Nếu phát triển đúng hướng, làng Chánh Trạch vừa giữ được nghề trồng bí truyền thống, vừa sẽ là điểm du lịch mới lạ, thú vị tại Bình Định.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/lang-nghe-trong-bi-dao-khong-lo-gap-kho-khan