Lặng ngắm những bia đá cổ nổi tiếng nhất Việt Nam

Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bia Vĩnh Lăng, bia Sùng Thiện Diên Linh... là những bia đá cổ có giá trị lịch sử và mỹ thuật đặc biệt, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

1. Từ nhiều đời nay, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội luôn được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của Việt Nam. Theo các tư liệu lịch sử, 82 tấm bia đá cổ này được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780) tương ứng với 82 khoa thi (1442- 1779), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc.

1. Từ nhiều đời nay, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội luôn được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của Việt Nam. Theo các tư liệu lịch sử, 82 tấm bia đá cổ này được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780) tương ứng với 82 khoa thi (1442- 1779), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc.

Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa. Trên mỗi bia đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.

Không chỉ mang giá trị lịch sử, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với phong cách điêu khắc, trang trí phong phú, thể hiện ở các phần trán bia, diềm bia và rùa đội bia.

2. Nằm trong khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ, được đánh giá là bia đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam còn được lưu giữ đến nay. Bia gồm hai phần là bệ đỡ hình rùa và văn bia. Các kích thước đo được của bia: Cao 2,79m, rộng 1,94m, dày 0,27m.

Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt.

Giới chuyên gia đánh giá, bia Vĩnh Lăng là tấm bia “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính giáo dục truyền thống cho hậu thế, vừa là tài liệu quý khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ.

3. Nằm trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn (núi Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), bia đá cổ Sùng Thiện Diên Linh là một chứng tích về sự phát triển huy hoàng của Phật giáo thời Lý. Bia được dựng vào năm 1121, có chiều cao 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 30 cm, gồm 3 phần: bia, đài bia và đế bia.

Bia được khắc chữ cả hai mặt. Nội dung văn bia nói về cuộc đời, sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo và tình hình Phật giáo thời Lý.

Một giá trị vượt trội của bia Sùng Thiện Diên Linh là các hình tượng mỹ thuật có thể chiêm ngưỡng từ bốn phía (các bia khác chỉ chiêm ngưỡng mặt trước, mặt sau). Có thể nói, toàn bộ tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo.

4. Được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội, bia Võ Cạnh có niên đại từ thế kỷ 2 - 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của Vương quốc Champa. Bia được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa, được Viện Viễn đông Bác cổ đưa về Hà Nội vào năm 1910.

Bia là khối đá có hình trụ đứng cao 270 cm, dày 110 cm x 80 cm. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Những nội dung khắc trên bia cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử hình thành vương quốc Chăm Pa. a

Ngoài ra, văn bia còn cho biết sự du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo trong nền văn minh Ấn Độ vào cư dân Chăm khá sớm. Theo các nhà nghiên cứu, bia Võ Cạnh là vật chứng cổ nhất nói về sự du nhập của Phật giáo vào Đông Nam Á. Minh văn khắc trên bia cũng được đánh giá là cổ nhất ở Đông Nam Á.

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/lang-ngam-nhung-bia-da-co-noi-tieng-nhat-viet-nam-1171973.html