Lan tỏa tinh thần cải cách hành chính

Hưởng ứng tinh thần cải cách hành chính (CCHC), cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) và điều kiện đầu tư kinh doanh của ngành Công Thương, thời gian qua, Sở Công Thương các địa phương trên cả nước và doanh nghiệp trong ngành đã triển khai nhiều hoạt động nhằm mang lại môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

ÔngLê Quang Trung - Phó giám đốc Sở Công Thương Sơn La:

Nhiều thủ tục được giải quyết trước hạn

Xác định CCHC là khâu quan trọng, năm 2018, Sở đã ban hành nhiều kế hoạch và giải pháp cụ thể như: Cải cách thể chế, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, mang lại hiệu quả cao.

Hiện có 112 bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa thuộc Trung tâm Hành chính công (HCC) của tỉnh. Nhờ đó, năm vừa qua, Sở không để chậm TTHC nào, thậm chí, nhiều thủ tục được giải quyết trước thời hạn. Để tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệp (DN), Sở còn ký kết với bưu điện để giải quyết thủ tục cho công dân.

Năm 2019, song song với đẩy mạnh các hoạt động đã được triển khai, Sở xác định sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ, làm tại bộ phận một cửa để nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết TTHC cho người dân, DN.

Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

ÔngNguyễn Quốc Hải - Phó giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn:

1 trong 5 đơn vị có kết quả tốt nhất

Đầu năm 2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố kết quả khảo sát đánh giá Chỉ số CCHC các sở, ngành và chính quyền cấp huyện trên địa bàn. Trong đó, Sở là 1 trong 5 đơn vị có kết quả tốt nhất với các tiêu chí đạt điểm đánh giá cao, gồm: Đảm bảo tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian tuân thủ; công tác hỗ trợ DN.

Sở đã giải quyết 100% TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho người dân và DN đúng và trước thời hạn. Trong đó, đã có 27 thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 9 thủ tục ở cấp độ 4. Niêm yết công khai 100% các quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền quản lý trên trang thông tin điện tử của sở và trang điện tử dịch vụ công trực tuyến và một cửa của tỉnh Lạng Sơn.

Năm 2019, quan điểm cải cách TTHC của Sở vẫn là hỗ trợ DN và người dân tốt nhất trong tất cả các nghiệp vụ chuyên môn thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. n

ÔngTạ Đăng Đoan - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh:

Hỗ trợ người dân, DN tối ưu nhất

Bắc Ninh là một trong ba địa phương đầu tiên của cả nước triển khai mô hình Trung tâm HCC cấp tỉnh vào tháng 7/2017. Xác định lấy CCHC là khâu đột phá, đến nay 100% TTHC của Sở đều được thực hiện tại Trung tâm HCC tỉnh. cạnh đó, Sở đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức cho phù hợp trên cơ sở tinh gọn, khoa học; đẩy mạnh công tác đào tạo, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ… Qua khảo sát ý kiến các đơn vị, cá nhân thụ hưởng dịch vụ do Sở cung cấp cho thấy, 100% hài lòng với thái độ của cán bộ, nhân viên cũng như chất lượng xử lý các hồ sơ chính xác, khách quan, đúng thời gian cam kết. n

Ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang:

Cắt giảm từ 25-30% thời gian

Thời gian qua, Sở đã tiến hành rà soát, cắt giảm từ 25-30% thời gian giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền có thời hạn giải quyết từ 15 ngày làm việc trở lên. Hiện nay, 100% TTHC của Sở được thực hiện qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm HCC của tỉnh. Bên cạnh đó, Sở đã tiến hành niêm yết công khai, đầy đủ các TTHC trên trang thông tin điện tử; thực hiện công bố đường dây nóng và địa chỉ tiếp nhận phản ánh của người dân. Công tác tiếp nhận và trả kết quả cho nhân dân và DN được thực hiện đúng thời gian quy định. Kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2018 là 899 hồ sơ/10 lĩnh vực. Năm 2019, Sở Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dân, DN, qua đó thực hiện đơn giản hóa các quy định, TTHC hiện hành của Sở theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi.

BàTrần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Trọng tâm là đơn giản hóa TTHC

Năm 2018, Sở đã thực hiện 26 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, giải quyết 34 TTHC. Đề xuất đơn giản hóa 12 thành phần hồ sơ và rút ngắn 116 ngày của 34/100 TTHC được tiến hành rà soát, đánh giá, đạt tỷ lệ 34%. Duy trì tốt hoạt động thường xuyên của bộ phận một cửa, đảm bảo 100% các TTHC được tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định, giảm thời gian thực hiện từ 25 - 40%. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và giải quyết các dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến cao (khoảng 84%). Năm 2019, Sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt các văn bản pháp luật về CCHC, trọng tâm là đơn giản hóa TTHC; kiểm soát TTHC, rà soát, đề xuất bãi bỏ các TTHC không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, DN; công khai, minh bạch hoạt động quản lý, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước…

ÔngPhạm Thanh Hải - Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương:

Thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tinĐể đồng hành cùng cộng đồng DN, doanh nhân, thu hút các nhà đầu tư, Sở đã xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020; kế hoạch CCHC và kiểm soát TTHC hàng năm; phân công cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị thực hiện theo lĩnh vực phụ trách.

Bên cạnh đó, niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đầy đủ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở theo đúng quy định. Rà soát, thống kê các TTHC được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới trình chủ tịch UBND tỉnh công bố công khai. Giảm thời gian giải quyết các TTHC, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN. Đồng thời, thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin của người dân liên quan đến hoạt động của Sở, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phản ánh và giải quyết các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 389...

ÔngPhạm Ngọc Kế - Phó giám đốc Sở Công Thương Thái Bình:

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Năm 2018, Sở đã tiếp nhận và tham gia ý kiến vào 9 dự thảo luật, 9 dự thảo nghị định, 12 dự thảo thông tư; bãi bỏ 33 TTHC trong các lĩnh vực quản lý cạnh tranh, xúc tiến thương mại, hóa chất…; sửa đổi, ban hành 20 TTHC mới. Sở cũng thực hiện nhiều hoạt động cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sử dụng hiệu quả tài chính công. Riêng với hoạt động hiện đại hóa hành chính, Sở đã đăng ký danh mục gồm 9 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4... Năm 2019, Sở sẽ thực hiện sát sao các văn bản quy phạm pháp luật về đơn giản TTHC. Rà soát các văn bản trong lĩnh vực ngành Công Thương quản lý, từ đó phát hiện và tham mưu đề xuất các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi và bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Rà soát thủ tục hành chính để kịp thời điều chỉnh phù hợp

ÔngNguyễn Quang Thử - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Nam:

Giải quyết hồ sơ nhanh gọnTrên cơ sở Quyết định số 1908/QĐ-UBND về đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, Sở đã bám sát các nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đối với toàn bộ TTHC; đồng thời triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ giao dịch trực tuyến.

Tất cả các TTHC được thực hiện tạo lập hồ sơ điện tử, quản lý toàn bộ quá trình giải quyết hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử hiện đại. Mặt khác, Sở đã triển khai thực hiện quy trình 4 bước (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm HCC và Xúc tiến đầu tư tỉnh đối với 88 TTHC. Các quy trình này đã được người dân, DN tiếp cận hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.

Ông Võ Ngọc Hiệp - Giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng:

Chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật Năm 2018, Sở đã thực hiện 2 đợt tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Kết quả, có 5 quyết định không còn phù hợp nên đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung. Công tác tham mưu xây dựng ban hành VBQPPL của Sở được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Bên cạnh đó, Sở đã thực hiện rà soát đánh giá thủ tục cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại Báo cáo số 1255/BC-SCT, trong đó đề xuất loại bỏ thành phần hồ sơ kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. Đồng thời, đề xuất rút ngắn thời gian giải quyết từ 5 ngày xuống còn 4 ngày làm việc.

ÔngDương Minh Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai:

Ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý Để thực hiện tốt CCHC, Sở đã ban hành các quyết định quy định về kiểm soát TTHC; thực hiện quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC; quy chế phối hợp giữa các đơn vị cũng được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế. Bộ phận một cửa của Sở phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ, đảm bảo thời gian quy định; liên tục cải tiến quy trình giải quyết hồ sơ theo hướng nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của DN. Bên cạnh đó, Sở Công Thương phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện dịch vụ chuyển phát kết quả giải quyết hồ sơ hành chính; triển khai thực hiện phần mềm nhắn tin tự động báo kết quả giải quyết 100% TTHC.

ÔngPhạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh:

Áp dụng công nghệ sốNăm 2018, ngành Công Thương tiếp tục áp dụng công nghệ số vào CCHC. Nhờ đó, người dân, DN tiết kiệm được thời gian, chi phí, đặc biệt là giảm sự phiền hà.

Cụ thể, Sở vừa đưa vào vận hành ứng dụng “iSCT” trên nền thiết bị di động thông minh để cung cấp các thông tin hữu ích và thiết thực cho người dùng. Bước đầu, đã có hơn 1.000 lượt người dùng tải về và được đánh giá là một ứng dụng có nhiều tiềm năng. Thời gian tới, Sở Công Thương cung cấp nhiều tính năng mới vào ứng dụng “iSCT” để cung ứng nhiều tiện ích tương tác tốt nhất giữa DN, người dân với Sở.

Ông Lê Minh Đức - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An:

Loại bỏ những thủ tục rườm rà

Năm 2018, ngành Công Thương Long An đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu cũng như tăng trưởng nội địa. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu của tỉnh trong 2018 đã đạt 5,1 tỷ USD, tập trung vào các sản phẩm dệt may, da giày, lúa gạo, thủy sản… Kết quả trên một phần do sự chủ động của Sở trong loại bỏ các TTHC rườm rà, không cần thiết. Theo đó, năm 2018, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 38 TTHC mới, sửa đổi - bổ sung 46 TTHC, bãi bỏ 51 TTHC… Sở cũng phối hợp với Trung tâm phục vụ HCC của tỉnh để thực hiện niêm yết công khai bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết.

Thời gian tới, Sở sẽ tiếp phối hợp với Trung tâm Phục vụ HCC giải quyết tốt TTHC cho tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác kiểm soát TTHC nâng cao chất lượng trong giải quyết TTHC...

ÔngNguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp:

Phân cấp để tạo thuận lợi

Thực hiện chương trình CCHC năm 2018, các phòng trực thuộc Sở đã thường xuyên rà soát, cập nhật, công bố kịp thời, đúng trình tự các TTHC và văn bản có liên quan. Sở cũng đã triển khai tập huấn các VBQPPL quy định về TTHC tại một số huyện, thị xã, thành phố; thường xuyên cập nhật, bổ sung danh mục TTHC tiếp nhận qua dịch vụ hành chính công - trực tuyến cấp độ 3; thực hiện cơ chế một cửa trong quản lý, điều hành và giải quyết TTHC... Đặc biệt, Sở đã tham mưu đưa ra các chính sách, thủ tục hỗ trợ các hộ nông dân, DN sản xuất nông nghiệp trong việc phát triển kênh tiêu thụ nông, thủy sản. Xác nhận cho DN đủ điều kiện an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh bán hàng cũng được Sở thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Mạnh dạn phân cấp cho huyện cấp các loại giấy phép về kinh doanh liên quan… Sở chỉ là cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, công việc giao về cơ sở thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn.

ÔngVõ Nguyên Nam - Giám đốc Sở Công Thương An Giang:

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắcNăm 2018, Sở đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất về vốn, công nghệ, tiếp cận thị trường thông qua các hội chợ, triển lãm; hỗ trợ DN tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu tại tỉnh Bến Tre do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức; phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ hàng hóa... Qua các chương trình này, DN của tỉnh đã kết nối thành công với các nhà phân phối của nhiều địa phương khác.

Đối với hoạt động CCHC, Sở đã quyết liệt thực hiện rà soát, đánh giá và đề xuất danh mục TTHC thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết so với quy định hiện hành; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các TTHC theo mô hình một cửa;... Năm 2019, Sở sẽ xử lý triệt để những việc còn tồn tại như loại bỏ các TTHC không phù hợp, gắn kết các DN sản xuất lớn, thông tin về thị trường và rào cản thương mại, giới thiệu hàng hóa của tỉnh với các DN trong vùng…

ÔngNguyễn Văn Thậm - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang:

Cắt giảm những thủ tục không phù hợpNăm 2018, công tác CCHC của Sở có nhiều đổi mới gắn với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ cho DN. Theo đó, Sở đã trình UBND tỉnh xem xét ban hành Quyết định chuẩn hóa TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết ngành Công Thương với 142 TTHC. Đồng thời, đề xuất cắt giảm 17/123 TTHC cấp tỉnh với thời gian giảm từ 2 - 5 ngày so với quy định. Các TTHC thuộc phạm vị giải quyết của Sở đến hết năm 2018 là 126 thủ tục, trong đó 97 thủ tục mức độ 2, 20 thủ tục mức độ 3 và 9 thủ tục mức độ 4.

Năm 2019, Sở sẽ tiếp tục trình cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ, sửa đổi những nội dung không phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC tại địa phương. Rà soát, cập nhật, chuẩn hóa quy trình, mức thu phí, lệ phí, thời gian giải quyết TTHC trình UBND tỉnh phê duyệt...

ÔngNguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ:

Tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu hàng hóa Năm 2018, Sở đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh CCHC, trọng tâm là thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (59 thủ tục). Kết quả, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết đúng hạn và trước hạn các hồ sơ của DN. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng trình tự quy định, tạo điều kiện thuận lợi thời gian cho hoạt động của tổ chức, cá nhân và DN. Ngoài ra, Sở đã đồng hành cùng DN, nhất là các DN xuất khẩu trong việc cấp C/O sang các thị trường được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ. Hỗ trợ DN trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa; liên kết với các Sở, ban, ngành tại địa phương.

ÔngPhạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An:

Thiết lập môi trường kinh doanh thông thoáng

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cắt giảm điều kiện kinh doanh tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho cộng đồng DN. Đơn cử trong ngành hàng lúa gạo, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP. Nghị định 107 ra đời đã "cởi trói" cho DN gạo, mở ra nhiều cơ hội cho DN vừa và nhỏ đưa các sản phẩm gạo ra thị trường thế giới... Tuy nhiên, đây mới chỉ là một trong số các TTHC được “cởi trói” cho DN và vẫn còn rất nhiều thủ tục trong các lĩnh vực khác mà Bộ Công Thương cần nghiên cứu để kịp thời có những điều chỉnh phù hơp hoặc cắt giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.

ÔngNguyễn Văn Cần - Trợ lý Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty 28:

Xây dựng khung pháp lý, quy hoạch Trong năm qua, Tổng công ty 28 đã xuất khẩu hoàn thành kế hoạch đã đề ra, tăng 120% so với năm 2017. Các công ty thành viên, công ty con của tổng công ty hiện cũng đã đàm phán xong các đơn hàng cho những tháng đầu năm 2019. Kết quả này có được do sự chủ động của DN và sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành. Trong đó, Bộ Công Thương đã có nhiều cải cách về thể chế, giảm thiểu điều kiện kinh doanh, giảm TTHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của DN... Mặc dù có nhiều tích cực nhưng tôi cho rằng, Bộ Công Thương cần làm tốt hơn nữa việc xây dựng khung pháp lý, quy hoạch phát triển khối DN nhà nước, tạo cơ chế kinh doanh thông thoáng, triển khai đồng bộ hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu để các DN có điều kiện phát triển.

Nhóm phóng viên

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/lan-toa-tinh-than-cai-cach-hanh-chinh-114161.html