Làn sóng bạo lực phủ bóng đen lên mùa bầu cử Mỹ

Mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ đang bị phủ bóng đen bởi là sóng bạo lực đẫm máu trong những ngày gần đây. Trong khi cuộc chiến chính trị diễn ra trên quy mô lớn, làn sóng bạo lực đang khiến nhiều người Mỹ tức giận.

Tổng thống Trump đối mặt thử thách…

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các chính trị gia khác đã phủ nhận sự liên quan đến các quả bom ống được gửi tới các ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ và lên án vụ thảm sát 11 người ở thánh đường Do Thái Pittsburgh hồi tuần trước. Tuy nhiên, sự chia rẽ vốn chi phối chính trường Mỹ đã giảm dần. Trong một cuộc vận động tối 27-10, ông Trump đã hỏi đám đông người ủng hộ đội mũ đỏ liệu ông có nên "bớt gay gắt, chỉ một chút" hay không. Khi đám đông đồng thanh trả lời dứt khoát "Không!", Tổng thống Trump đã đáp lại: "Tôi đã linh cảm các bạn sẽ nói như vậy".

Dù chiến dịch tranh cử giữa nhiệm kỳ đã tạm ngừng, nhưng cần phải thấy rằng các cuộc công kích là một đỉnh điểm đáng lo ngại đối với một chiến dịch bầu cử giữa nhiệm kỳ - vốn được xem như một cuộc trưng cầu ý dân đối với Tổng thống Trump, bởi cách tiếp cận không chính thống đối với chức vụ tổng thống của ông đặc biệt rõ ràng vào thời điểm xảy ra nhiều sự kiện. Vào thời điểm chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày bầu cử, ông Trump là một trong nhiều chính trị gia bị sa lầy trong bối cảnh xuất hiện những câu hỏi phải chăng người Mỹ đang ngày càng trở nên thờ ơ sau thảm kịch.

Jennifer Psaki, một chuyên gia tranh cử và cố vấn Nhà Trắng cho cựu Tổng thống Barack Obama, nói: "Có cảm giác như thời điểm này đang xảy ra tình trạng tê liệt. Khi xảy ra một thảm kịch, quốc gia gần như không có người chèo lái".

Một số người ủng hộ Tổng thống Trump đã bắt đầu đề nghị tổng thống điều chỉnh các cuộc công kích cá nhân nhằm vào các đối thủ của ông - bao gồm cả những nhân vật mà những người ủng hộ Trump cáo buộc là đã gửi bom ống đến một số thành viên đảng Dân chủ.

Chính trường và cử tri Mỹ luôn căng thẳng mỗi mùa bầu cử. Ảnh tư liệu

…và chỉ trích truyền thông cùng đảng Dân chủ

Trong một dòng tweet vào sáng 29-10, Tổng thống Trump đã đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông gây ra sự chia rẽ quốc gia, và cho rằng "cả nước đang rất tức giận một phần là do việc đưa thông tin không chính xác và thậm chí lừa đảo." Tuy nhiên, Trump không trích dẫn bất kỳ ví dụ nào về loại tin tức mà ông cho là đang gây chia rẽ nước Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng đã tấn công một số đề nghị hòa giải trong những ngày gần đây, bao gồm cả việc thề sẽ làm "mọi thứ trong phạm vi quyền lực của tổng thống" để ngăn chặn bạo lực chính trị. Ông cũng lên án vụ xả súng ở thánh đường Do Thái là một "cuộc tấn công tàn ác chống lại người Do Thái" và gọi đó là "một cuộc tấn công vào tất cả chúng ta."

Trong bối cảnh chỉ còn hơn một tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử quyết định đảng nào sẽ kiểm soát Quốc hội, Tổng thống Trump cũng đã bày tỏ sự thất vọng rằng các sự kiện bên ngoài đang làm cho dư luận xao lãng khỏi điều mà ông gọi là xu hướng đi lên của đảng Cộng hòa. Trong một tweet hồi tuần trước, ông đã đặt từ "bom" trong ngoặc kép và nói rằng giới truyền thông "đang không nói chuyện chính trị."

Ông cũng tiếp tục công kích những kẻ liên quan vụ bom ống. Hôm 28-10, ông đã gọi tỷ phú Tom Steyer, nhà tài trợ lớn của đảng Dân chủ, là một "kẻ mất trí cuồng tín và sai lầm," đồng thời cảnh báo rằng việc ủng hộ các ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ là một lá phiếu dành cho Hạ nghị sĩ bang California Maxine Waters, người mà trước đây ông đã nói là có chỉ số IQ thấp.

Đảng Dân chủ phản đòn

Tất nhiên, các thành viên đảng Dân chủ đã rất nghiêm túc khi lên án Tổng thống Trump trong chiến dịch bầu cử giữa nhiệm kỳ. Một số người đã tuyên bố ông không thích hợp với chiếc ghế tổng thống và là một mối nguy hiểm cho nền dân chủ. Nhiều người cũng nhanh chóng đổ lỗi cho ông vì đã tạo ra bầu không khí dẫn đến bạo lực trong tuần này.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Casey và Thống đốc bang Tom Wolf của bang Pennsylvania (nơi mà tác động của vụ thảm sát Pittsburgh đối với chiến dịch tranh cử dễ nhận thấy) cũng như đối thủ của Wolf đến từ đảng Cộng hòa, Scott Wagner, tất cả đều đã thông báo hôm 28-10 rằng họ hủy bỏ các cuộc vận động tranh cử. Ông Wolf cũng đã dỡ bỏ những quảng cáo cho chiến dịch tranh cử.

Giờ đây, trên khắp nước Mỹ, hàng triệu USD cho cho các quảng cáo chính trị tiêu cực vẫn lấp đầy sóng phát thanh, bao gồm cả một số liên quan đến tỷ phú George Soros, nhà tài trợ tự do đã nhận được quả bom ống đầu tiên hồi tuần trước.

Hạ nghị sĩ Steve Stivers, Chủ tịch Ủy ban Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa, bênh vực một quảng cáo như vậy, cho rằng "quảng cáo đó có căn cứ thực tế".

Bạo lực đã xâm nhập vào các chiến dịch chính trị trước đây. Khi một tay súng giết hại 12 người trong một rạp chiếu phim ở Aurora, bang Colorado, đúng vào thời gian cao điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012, cả Obama và ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney đều tạm dừng một số hoạt động tranh cử. Thời điểm đó, ông Obama đã tuyên bố "sẽ có những ngày khác dành cho chính trị".

Thế nhưng, lời giải thích của Tổng thống Trump về việc tiếp tục các cuộc vận động chính trị của ông hoàn toàn khác. Ông khẳng định "chúng tôi có lịch trình của mình, và sẽ không ai thay đổi lịch trình đó. Vì vậy, chúng tôi đang ở đây…" Tất cả cho thấy, vị Tổng thống thứ 45 của Washington đang thể hiện quyết tâm rất cao trong mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ, dù bạo lực đang phủ bóng đen lên chính trường nước Mỹ và ông gặp không ít chỉ trích bất lợi.

Hồng Phúc

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/lan-song-bao-luc-phu-bong-den-len-mua-bau-cu-my-126000.html