Lần đầu tiên tổ chức giải đua thuyền độc mộc trên dòng Pô Cô

Sáng nay 1/5, mặc dù tiết trời nóng bức, nhưng lượng khách đổ về vùng biên giới Ia Grai hôm nay lên mức kỷ lục bởi, giải đua thuyền 'Độc Mộc' lần đầu tiên được UBND huyện Ia Grai tổ chức tại dòng Pô Cô huyền thoại gắn liền với tên tuổi của Anh hùng A Sanh.

Háo hức

Chưa đến 7 giờ sáng, nhưng dọc tuyến tỉnh lộ 664 từ trung tâm huyện Ia Grai đổ về dòng sông Pô Cô nằm ở khu vực biên giới thuộc 3 xã, Ia Khai, Ia Krai và Ia O, nơi dòng sông Pô Cô chảy qua. Hôm nay, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 tuyến đường có vẻ chở lên chật chội, nhộn nhịp hơi.

Lượng phương tiện tăng đột biến, bởi khách du lịch tranh thủ đến từ rất sớm. Vai mang một ba lô đầy cứng, tay xách một số túi ni lông dây buộc lòng vòng đựng đồ uống, anh Nguyễn Văn Hào trú xã Ia Krái hồ hởi: Trong kỳ nghỉ lễ năm nay, anh cùng một số bạn bè tổ chức chuyến dã ngoại vào trong xã Ia O, bởi năm nay xã anh có đội tham gia giải đua thuyền “Độc Mộc” trên sông Pô Cô, “do đây là lần đầu tiên ở địa phương tổ chức hoạt động vui chơi thể thao này đúng vào dịp lễ anh em vui lắm có dịp xả hơi, vui chơi đúng ý nghĩa tại vùng sông nước quê hương mình sau những ngày lao động mệt mỏi”. - anh Hào nói.

Sự kiện đua thuyên độc mộc trên sô Pô Cô đang nhận được sự hưởng ứng của người dân

Sự kiện đua thuyên độc mộc trên sô Pô Cô đang nhận được sự hưởng ứng của người dân

Có rất nhiều khách từ xa đến đây theo kiểu thăm thú dòng sông Pô Cô trong dịp này. Anh Nguyễn Lâm (du khách, 46 tuổi, ở Bình Định) có mặt ở bãi đua thuyền cùng với gia đình tươi cười chia sẻ. Anh đã biết đến khu vực này trong một dịp đi thăm người thân ở trên đây, lúc đó anh đã bị mê hoặc bởi cảnh đẹp của những con suối đá nước mát lạnh, những dòng nước chảy siết trắng ngần đổ từ trên cao của ngọn thác 9 tầng. “Với không gian đẹp mê lòng người, được nghỉ ngơi cùng cả nhà trong khu cảnh thiên nhiên còn quá hoang sơ, đúng là không gì tuyệt vời hơn. Mọi thứ thật dễ chịu…" - anh Ngọc nói với thái độ rất hài lòng.

Còn anh Lương Văn Hoài (đến từ Tp Đà Nẵng) thì phàn nàn bởi đoàn của anh đi 2 gia đình tổng cộng là 10 người, từ Đà Nẵng đoàn của anh đi lên Pleiku từ hôm trước, sáng sớm hôm nay di chuyển từ Tp Pleiku vào. Tuy nhiên, anh đã phải thu xếp về sớm bởi ở đây chưa có dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi. Anh Hoài nói ngắn: "Mọi thứ ở đây thật tuyệt giữa thiên nhiên hùng vĩ, có rất nhiều người muốn được ở lại trong khi dịch ở đây chưa có hoặc có nhưng còn quá ít".

Lần đầu tin sự kiện thể thao mang lại nhiều ý nghĩa cho kỳ nghỉ lễ 30/4- 1/5 tại vùng biên giới Ia Grai

Dòng sông Pô Cô lịch sử đã trở thành biểu tượng của chiến thắng, thống nhất Tổ quốc, thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của người Anh hùng dân tộc A Sanh, đồng thời là niềm tin, ý chí và sức mạnh của người dân tộc Ia Rai.

Trong không khí phấn chấn chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động ngày 1/5, người dân huyện Biên giới Ia Grai đã được nghe lại nhiều mẩu chuyện về tinh thần chiến đấu quật cường của lớp lớp cha ông đã hy sinh thân mình, mang lại hòa bình, tự do cho dân tộc.

Với hàng loạt các chương trình chào mừng đây cũng là lần đầu tiên huyện Ia Grai đưa đến người dân trong và ngoài tỉnh cuộc đua thuyền Độc Mộc trên dòng sông Pô Cô huyền thoại với ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo riêng của địa phương và góp phần phát triển du lịch của huyện Ia Grai nói riêng, tỉnh Gia Lai nói chung.

Ông Lưu Văn Biên, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai cho biết, sau khi lấy ý kiến từ các xã, các ban, ngành cùng các tầng lớp nhân dân về việc sẽ tổ chức một hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhân dân và góp phần phát triển du lịch, UBND huyện thống nhất tổ chức Giải Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô. Theo kế hoạch, giải sẽ diễn ra vào sáng nay 1/5, địa điểm tổ chức là tại bãi bồi ven hồ Sê San 4 thuộc địa phận làng Dăng, xã Ia O. 3 xã khu vực biên giới là Ia Khai, Ia Krai và Ia O sẽ cử 12 đội tham gia.

Cụ thể: xã Ia O có 5 đội, xã Ia Khai có 5 đội và xã Ia Krai 2 đội. Mỗi đội đua có 2 vận động viên, chiều dài chặng đua là 500 m. Trong khuôn khổ giải đua thuyền, tối 30/4 và sáng 1/5, tại nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc giải sẽ diễn ra chương trình trình diễn cồng chiêng và các tiết mục văn hóa-văn nghệ do nghệ nhân đến từ các xã trong huyện biểu diễn.

Tại chương trình đặc biệt lần này, người dân địa phương và du khách sẽ được nghe lại nhiều bài hát, những làn điệu công chiêng thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của lớp lớp cha ông đã hy sinh thân mình, mang lại hòa bình, tự do cho dân tộc. những khúc tráng ca là tình cảm thiêng liêng, hun đúc tinh thần của người Anh hùng A Sanh đứng lên đánh giặc và thắng giặc. Làm nên một mùa xuân thắng lợi với niềm vui thống nhất nước nhà, tự hào về lịch sử dân tộc của người dân Ia Grai nói riêng và nước nói chung.

Hài lòng

“Chương trình lễ hội lần này diễn ra tại nơi đây vẫn không mang “tính du lịch” lắm trong khi đây là vùng đất có truyền thống, giá trị văn hóa mang dấu ấn lịch sử cách mạng. Có nhà Mồ Anh hùng A Sanh, có dòng Pô Cô huyền thoại, có đồi Chư Ghé dấu tích lịch sử, có thiên nhiên với thác 9 tầng, có cột mốc biên cương… Tuy nhiên, đến đây vẫn chỉ đơn giản là những buổi dã ngoại thắm thú - chị Thu Hương, một du khách quen thuộc đến từ TP. Đà Nẵng nhận xét.

Với tinh thần bảo tồn, gìn giữ và đây cũng là lần đầu tiên tổ chức chương trình, ông Siu Nghiệp, Chủ tịch UBND xã Ia O phấn khởi; Đây là lần đầu tiên thuyền độc mộc được tổ chức đua tại dòng sông này, dân làng vui lắm khi biết tin. Các đội được lựa chọn tham gia vừa mừng vừa lo nhưng được hướng dẫn, tập luyện nay các đội đã thành thục và sẵn sàng cho cuộc thi rồi.

Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng các VĐV háo hức mang đền nhiều niềm vui phấn khích cho người dân trong kỳ nghỉ lễ

Ông Lê Ngọc Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, phấn chấn chia sẻ, “độc mộc nhiều năm qua không còn dùng nữa, người già có kinh nghiệm chọn lựa cây gỗ, đến cách tính toán để đẽo nên một chiếc thuyền độc mộc hoàn chỉnh nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của thuyền độc mộc gắn liền với tên tuổi của người Anh hùng A Sanh - người lái đò trên dòng Pô Cô, UBND huyện đã quyết định lựa chọn loại hình thuyền gỗ truyền thống và dòng sông huyền thoại một thời để tổ chức hội đua thuyền lần này. Đây là việc làm cần thiết để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đang ngày mai một trên địa bàn huyện”.

Hiện công tác chuẩn bị, tập luyện, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, đã được các vận động viên, nhân dân chấp hành nghiêm góp phần nâng cao các giá trị văn hóa địa phương, qua đó để lại những hình ảnh đẹp trong lòng mỗi du khách khi đến với Hội đua thuyền độc mộc lần đầu diễn ra

Đến thời điểm, toàn huyện có khoảng 50 chiếc thuyền độc mộc, tập trung chủ yếu ở 3 xã biên giới như Ia Khai 15 chiếc, Ia O 10 chiếc và 15 chiếc ở xã Ia K'rái. Trong đó, có những chiếc thuyền gỗ đã được chế tác và gìn giữ cách nay hơn 60 năm, thuyền mới làm gần đây nhất cũng đã qua tuổi 20.

Hiện các lực lượng chức năng của huyện, thực hiện khá tốt việc đảm bảo công tác an ninh và an toàn cho du khách. Tại khu vực diễn ra lễ hội đua thuyền luôn đảm bảo an ninh trật tự an toàn cho vận động viên cũng như khách du lịch. “Một lực lượng được tập huấn kỹ lưỡng về kỹ năng và trang bị những thiết bị cần thiết, luôn sẵn sàng trực ứng cứu hộ khi có tai nạn xảy ra. Sau hàng tháng cho công tác chuẩn bị đến nay sáng 1/5 hội đua thuyền “Độc Mộc” trên dòng sông Pô Cô huyền thoại, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đang diễn ra trong niềm hân hoan chào đón của người dân nơi đây, ông Lê Ngọc Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai vui mừng chia sẻ.

Phạm Trọng Nghị

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/lan-dau-tien-to-chuc-giai-dua-thuyen-doc-moc-tren-dong-po-co-d75467.html