Lần đầu tiên phát hiện hóa thạch hoàn chỉnh của loài sư tử 'có túi' ở Australia

Các nhà khảo cổ học vừa tái tạo lại được bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh của loài động vật được đặt tên: 'Sư tử có túi' tại Australia.

Loài động vật này có tên khoa học: Thyalacoleo Carnifex, được xác định sống ở Australia trong thời kỳ Pleistocene (Canh Tân). Chúng được coi là một trong những chuyên gia trong việc săn mồi theo phương pháp phục kích.

Trong suốt 100 năm, các nhà nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn vì không có đủ các căn cứ hóa thạch.

Phác họa về loài sư tử có túi.

Lần đầu tiên vào năm 1859, loài sư tử "có túi" kì lạ được mô tả khi các nhà khoa học phát hiện ra mảnh xương sọ và xương hàm tại khu vực hồ Colongulac ở Victoria, Australia.

Trong những thập kỷ tiếp theo, những khám phá hóa thạch tiếp tục được phát hiện đã giúp các nhà khoa học có thêm những mảnh ghép rõ ràng hơn về loài săn mồi đỉnh cao này.

Tuy nhiên, cho đến gần đây, những hóa thạch được tìm thấy trong hang Komatsu ở Naracoorte và hang Sao bay ở khu vực Nullarbor mới cho các nhà khoa học thêm căn cứ để xác định rõ hơn về loài động vật này.

Bộ xương hoàn chỉnh của sư tử có túi.

Những căn cứ mới cho thấy loài sư tử "có túi" nặng hơn 100kg và có những đặc điểm đặc biệt hơn nhiều so với các loài động vật khác trên Trái Đất thời kỳ đó.

Phân tích giải phẫu học tiết lộ cơ thể của chúng rất phù hợp để leo trèo hoặc săn con mồi lớn.

Việc tái cấu trúc bộ xương đầy đủ cũng là cơ sở về việc loài động vật đã tuyệt chủng này có một cái đuôi vạm vỡ, hoạt động giống như một cái giá ba chân với chân sau của nó, giúp giằng cơ thể của nó trong khi chân trước được sử dụng cho những mục đích khác.

Theo dantri.com.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lan-dau-tien-phat-hien-hoa-thach-hoan-chinh-cua-loai-su-tu-co-tui-o-australia/20181214075440590