Lần đầu tiên ngành đào tạo kinh doanh, nghiên cứu quản lý tại Việt Nam lọt vào tốp 550 thế giới

Theo công bố của tổ chức giáo dục QS World University Rankings, lần đầu tiên tại Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh và nghiên cứu quản lý của ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp hạng thứ 501 – 550 của thế giới.

Đây cũng là lĩnh vực thuộc sự quản lý và đào tạo của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). Trong công văn của Viện đảm bảo chất lượng (ĐH Quốc gia Hà Nội) gửi đi ngày 21-4-2021, đã ghi nhận Trường ĐH Kinh tế là đơn vị chủ lực, tiên phong, dẫn đầu, có đóng góp đến 80% trong thứ hạng trên.

Trước đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có các lĩnh vực được QS xếp hạng là: khoa học máy tính và hệ thống thông tin; toán học; vật lý và thiên văn học; kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo.

Ngoài việc được đánh giá xếp hạng trên, ĐH Quốc gia Hà Nội còn được Impact Rankings của Times Higher Education (THE) ghi nhận và xếp hạng đứng đầu Việt Nam. Cụ thể: ĐH Quốc gia Hà Nội đạt thứ hạng 401-600 thế giới trong Bảng xếp hạng Impact Rankings của THE.

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU)

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU)

Lần đầu tham gia trong kỳ xếp hạng của Impact Rankings của Times Higher Education năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội đã được đánh giá cao về các hoạt động phát triển, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ quốc gia liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững với thứ hạng 401-600, trở thành 1 trong 2 cơ sở giáo dục đứng đầu ở Việt Nam trong Bảng xếp hạng nà

QS Ranking (được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: Uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation); Uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation); Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper); Chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.

Các tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo của một ngành/lĩnh vực đào tạo đối với xã hội (thông qua đánh giá của học giả và nhà tuyển dụng) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua mức độ trích dẫn và chỉ số H-index). Tùy theo từng lĩnh vực, trọng số của các tiêu chí sẽ khác nhau.

T.Fan

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/lan-dau-tien-nganh-dao-tao-kinh-doanh-nghien-cuu-quan-ly-tai-viet-nam-lot-vao-top-550-the-gioi-238412.html