Làm việc với Trung Quốc về điện hạt nhân gần biên giới

Trước việc Trung Quốc xây dựng ba nhà máy điện hạt nhân sát biên giới, cơ quan chức năng của Việt Nam tổ chức đoàn công tác sang làm việc với đơn vị phụ trách an toàn hạt nhân nước láng giềng.

Tổng bí thư: Sự gương mẫu của Trung ương có ý nghĩa quyết định

Phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương lần thứ tư sáng 14/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một điểm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đó là, lần này, Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trong đó nguy hiểm nhất, theo người đứng đầu Đảng, là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. (Xem tiếp)

Việt Nam cử người sang Trung Quốc làm việc về điện hạt nhân gần biên giới

Trước việc Trung Quốc xây dựng ba nhà máy điện hạt nhân sát biên giới, cơ quan chức năng của Việt Nam tổ chức đoàn công tác sang làm việc với đơn vị phụ trách an toàn hạt nhân nước láng giềng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao vừa cho biết, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc sớm cùng xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên về ba dự án điện hạt nhân ở gần biên giới.

Trước đó, Trung Quốc đưa vào vận hành ba nhà máy điện hạt nhân gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam). Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam, gần nhất là Phòng Thành chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh 50 km, cách Hà Nội dưới 500 km. (Xem tiếp)

Luật sửa các luật về đầu tư, kinh doanh: Liệu có trễ hẹn?

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh là một dự thảo luật đặc biệt, bởi nó được soạn thảo theo một thể thức “rút gọn”: một luật sửa nhiều luật.

Cụ thể, luật này sẽ được sửa đổi bổ sung tới 12 luật liên đến quan đến đầu tư, kinh doanh, bao gồm: Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ môi trường, Quản lý thuế, Quảng cáo, Nhà ở, Khoáng sản, Đấu thầu, Quy hoạch đô thị và cả Luật Điện ảnh.

Nhiều chuyên gia, doanh nhân cho rằng sự ra đời của dự án luật này là hết sức cấp thiết, khắc phục tình trạng “ông chẳng bà chuộc” của nhiều quy định trong các luật về doanh nghiệp và môi trường đầu tư, kinh doanh hiện nay. (Xem tiếp)

Chính phủ yêu cầu mở rộng diện khoán xe công

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 89/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 vừa được ban hành.

Theo Nghị quyết của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2016 chuyển biến tích cực. Nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và phát triển, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, GDP quý III đạt mức tăng trưởng khá 6,4%.

Tuy nhiên, sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng suất lao động chưa được cải thiện nhiều. Xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng khai khoáng giảm mạnh, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng thấp… (Xem tiếp)

7.000 tỷ tìm lại “thời vang bóng” gạo Việt

Gần đây đã xảy ra không ít các thông tin bê bối về việc xuất khẩu gạo Việt qua các nước. Giới chuyên gia cảnh báo nếu Việt Nam không thay đổi sẽ phải nhường sân nhà cho gạo ngoại và mất uy tín với các mối hàng quốc tế. Từ một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt đang tụt dần phong độ.

Theo đề án tái cơ cấu, ngành lúa gạo tiếp tục phát huy những lợi thế chiến lược mà Việt Nam có. Bên cạnh việc đáp ứng thị trường trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo theo hướng tăng giá trị và phát triển vững bền...

Đề án có đề cập đến việc tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) và Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1). (Xem tiếp)

Thu hồi 130 tỷ đồng sai phạm tại Tổng công ty đường sắt

Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị giữ nguyên kết luận của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu Tổng công ty đường sắt Việt Nam trả 131,3 tỷ đồng sai phạm.

Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ 131,3 tỷ đồng sai phạm gồm 124,2 tỷ đồng là tiền bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu chi sai chế độ; 1,18 tỷ đồng khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt của CTCP gang thép Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2013; 1,15 tỷ đồng là khoản Công ty quản lý đường sắt Hà Thái thu phí bảo trì đường sắt của CTCP gang thép Thái Nguyên sai quy định.

Ngoài ra còn có 6 khoản nghiệm thu thanh toán theo thiết kế, dự toán tính sai 3,72 tỷ đồng; 2 khoản thanh toán chi phí khác sai do phân chia nhỏ gói thầu hơn 1 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/lam-viec-voi-trung-quoc-ve-dien-hat-nhan-gan-bien-gioi-2081876.html