Làm tốt khâu dự báo để đi tắt đón đầu

Thời gian vừa qua, công tác chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề ở nước ta đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương chú trọng nhằm phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Việc chuyển đổi này khiến cơ hội việc làm sẽ ít dần đi đối với nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhất là ngành nghề truyền thống, nhưng lại mở ra cơ hội cho thêm nhiều công việc, ngành nghề mới. Đây chính là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần nắm rõ để có bước chuẩn bị tốt nhất.

Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài học từ thực tế

Năm 2018, huyện Hoài Đức tổ chức đào tạo nghề cho 598 học viên, tỷ lệ tốt nghiệp là 100%, tỷ lệ học viên có việc làm là 100%, đây thực sự là một con số ấn tượng. Theo ông Nguyễn Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, để có được kết quả này đó là sự lựa chọn tỉ mỉ, kỹ càng ngay từ “khâu đoạn” đưa ra danh mục ngành nghề để đào tạo.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, huyện luôn xác định ngành nghề được đào tạo phải phù hợp với đặc điểm và định hướng phát triển của từng địa phương. Đặc biệt, mục đích sau khi kết thúc khóa học là người lao động có thể tìm được việc làm và thu nhập ổn định tại chính quê hương.

Theo ghi nhận, đối với các nghề nông nghiệp, Hoài Đức lựa chọn các xã Tiền Yên, Di Trạch, An Thượng… vốn là các xã đang thực hiện sản xuất rau an toàn và trồng cây ăn quả. Người lao động sau khi học nghề đã được áp dụng thực tế ngay kiến thức đã học để phát triển sản xuất, trồng trọt cho chính hộ gia đình.

Qua đó góp phần tăng năng suất, mở rộng quy mô và tạo thêm việc làm cho lao động trong địa phương. Đối với nghề phi nông nghiệp, căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương, Hoài Đức chủ động tổ chức đào tạo các ngành nghề phù hợp. Thị trấn Trạm Trôi là một ví dụ.

Theo tìm hiểu tại đây, đang rất phát triển ngành dịch vụ, do đó các học viên tại đây được bố trí học nghề pha chế đồ uống; các học viên thuộc làng nghề Sơn Đồng được bố trí tham gia lớp học nghề điêu khắc gỗ để vừa có cơ hội nâng cao tay nghề vừa được tiếp thu các kiến thức mới góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ…

Tuy nhiên, công bằng mà nói công tác đào tạo nghề nông thôn của Hoài Đức đạt được nhiều tiến bộ nhưng cũng đọng lại không ít tồn tại. Đây cũng là bài học chung trong dự báo và đào tạo nghề cần được rút ra từ kinh nghiệm thực tế tại địa phương.

Đó là việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học nghề còn hạn chế, chưa thực sự thay đổi nhận thức của người lao động về các lớp đào tạo, từ đó dẫn đến việc thu hút lao động tham gia học nghề gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, có thể thấy rõ sự những tác động của thị trường đối với sản xuất, tiêu thụ sẩn phẩm.

Trên thực tế, tại thời điểm khác nhau, nhu cầu học cũng khác nhau, đơn cử như đối với học viên nghề dệt may, két bạc, hoa, cây cảnh, chăn nuôi thú ý… bởi vậy nếu như đầu năm người lao động đăng ký học, đến cuối năm khi chiêu sinh, người lao động lại không muốn tham gia học nghề đó nữa, do vậy kế hoạch dạy nghề rất bị động.

Vai trò quan trọng của dự báo

Mở rộng ra ngoài giới hạn của địa phương, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình lao động, đến năm 2020, trong số 17 ngành kinh tế cấp 1, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhanh lao động nhưng vẫn là ngành có số lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 38,3%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được dự báo là ngành tập trung lao động đứng thứ hai với số lượng lao động chiếm khoảng 15,4%.

Tiếp đó là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với số lao động chiếm khoảng 11,73%. Ngành xây dựng với số lượng lao động chiếm khoảng 8,28%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với số lượng lao động chiếm khoảng 6,42%, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số lao động chiếm khoảng 0,96%.

Thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động phổ thông đang trở nên ngày càng phổ biến và là một trong những bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng số lượng lao động lớn. Nhiều doanh nghiệp dù đã đăng tuyển lao động từ khá lâu, tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ tuyển dụng của Trung tâm dịch vụ việc làm nhưng số lao động được tuyển vẫn thấp so với nhu cầu. Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động phổ thông đang trở nên ngày càng phổ biến và là một trong những bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng số lượng lao động lớn. Nhiều doanh nghiệp dù đã đăng tuyển lao động từ khá lâu, tham gia rất nhiều hoạt động hỗ trợ tuyển dụng của Trung tâm dịch vụ việc làm nhưng số lao động được tuyển vẫn thấp so với nhu cầu. Tìm kiếm lao động, khắc phục vấn đề về thiếu hụt nhân lực trở thành một trong những nỗi lo rất lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy những biến động trong thị trường lao động là khá rõ ràng, đây được xem là những tác động bất lợi tới hướng phát triển của thị trường lao động. Nhiều chuyên gia cho rằng, trước những đòi hỏi mới, bên cạnh việc kiên định phát triển thị trường lao động theo hướng hiện đại hóa cũng cần quan tâm đến khâu định hướng thị trường.

Nói cách khác, trong bối cảnh hiện tại vai trò một kênh thông tin định hướng về thị trường lao động là rất quan trọng. Trong đó, kênh thông tin này phải phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh bởi chỉ một dự báo sai lệch cũng để lại hệ lụy rất nghiêm trọng.

Có thể lấy ví dụ, nếu như 15 năm trước, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng thêm 1,2 triệu người, song 5 năm gần đây, mỗi năm chỉ tăng thêm khoảng 400.000 người (năm 2018 so với năm 2017 là 380.000 người), tức là chỉ bằng 1/3 so với 15 năm trước. So sánh với con số 54 triệu người đang trong tuổi lao động thì không quá lớn nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn lao động.

Đó cũng là dấu hiệu mà các nhà quản lý cần lưu tâm để có sự điều chỉnh phù hợp. Một lần nữa, cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò quan trọng của dự báo, vì trên thực tế nguồn lao động của chúng ta đang đối diện với những thách thức mang tính căn bản.

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/lam-tot-khau-du-bao-de-di-tat-don-dau-99107.html