Làm thế nào khi trẻ nhỏ bị say xe?

Chứng say tàu xe sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn rất nhiều mỗi khi có chuyến đi xa. Làm thế nào để con yêu khỏe khoắn trong suốt chuyến đi?

Say xe được xem là một bệnh gây rất nhiều bất tiện trong cuộc sống của tất cả chúng ta. Các cơn say xe của con trẻ không chỉ gây mệt mỏi cho chính con mà các bậc cha mẹ cũng không thể ngồi yên được. Vậy, phải làm gì khi con nhỏ bị say xe?

1. Vì sao trẻ nhỏ bị say xe?

Chúng ta có một bộ cảm biến chuyển động bao gồm: Tai trong, mắt và dây thần kinh ở các chi. Trong những tình huống thông thường, cả 3 bộ phận này cho chúng ta một cảm nhận đầy đủ về một chuyển động.

Tuy nhiên, khi tín hiệu mà bộ cảm biến chuyển động này nhận được không nhất quán hoặc mâu thuẫn thì sẽ gây ra triệu chứng say xe.

Say xe do não bộ đã nhận tín hiệu không đồng nhất của cơ thể

Say xe do não bộ đã nhận tín hiệu không đồng nhất của cơ thể

Ví dụ cụ thể như tình huống trẻ ngồi ghế sau của một chiếc xe. Khi xe chuyển động, tai trong của bé cảm nhận được sự di chuyển. Tuy nhiên, mắt và dây thần kinh ở các chi của bé không có cảm nhận này. Từ đó, bộ cảm biến chuyển động không đưa những tín hiệu nhất quán đến não và não phản ứng lại với sự sai lệch này bằng các triệu chứng.

Vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao bệnh say xe xảy đến với một số đứa trẻ hơn là những đứa trẻ khác. Nhiều trẻ em bị say xe sau này lại có biểu hiện của chứng đau nửa đầu. Vì vậy, có giả thuyết cho rằng, chứng say xe chính là biểu hiện sớm của bệnh đau nửa đầu

2. Những biểu hiện của bệnh say xe

Bệnh xe say thường bắt đầu với việc toát mồ hôi lạnh, mệt mỏi và ăn mất ngon. Tất cả những triệu chứng này xảy ra cùng lúc sẽ thường dẫn đến hiện tượng nôn mửa.

Buồn nôn là biểu hiện cuối cùng của say xe.

Chúng ta sẽ nhận biết cơn say xe của trẻ thông qua biểu hiện nhợt nhạt, bồn chồn, ngáp và khóc. Kế đó, trẻ mất hứng thú với thức ăn (kể cả món yêu thích) và tiếp theo là nôn mửa.

3. Làm gì khi trẻ bị say xe?

Ăn uống thật nhạt trước chuyến đi. Nếu chỉ là một chuyến đi ngắn, hãy cho con bạn ăn một bữa nhẹ trước cuộc hành trình. Đừng nên ăn quá nhiều với những thức ăn dầu mỡ. Chỉ cần một phần ăn nhỏ với bánh quy lạt và vài ngụm nước là được.

Mang theo đồ ăn nhẹ có gừng và bạc hà. Thành phần của gừng và bạc hà có thể giúp ích trong việc làm dịu những cơn buồn nôn.

Để trẻ có những hoạt động trên xe.

Không để trẻ tập trung vào một vật thể khi đang trên xe như: sách, đồ chơi, màn hình điện thoại... Khi tập trung vào một vật thể, mắt truyền tính hiệu "yên tĩnh" đến não. Cùng lúc đó, tai trong lại cảm nhận được sự chuyển động. Điều này gây các tín hiệu mâu thuẫn đến não dẫn đến say xe.

Mở các cửa sổ của xe có thể làm giảm bớt tình trạng say xe. Thu hút sự chú ý của trẻ bằng các trò chơi trên xe để giữ cho trẻ không tập trung quá vào một điểm.

Dừng xe thường xuyên để trẻ có thể nghỉ ngơi, ra ngoài và đi bộ. Động tác nhấn nhẹ vào bên trong cổ tay cũng có tác dụng giảm say xe ở một số trường hợp.

Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi, bạn có thể cân nhắc và hỏi bác sĩ cho bé sử dụng thuốc chống say tàu xe cho những chuyến đi dài. Các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ.

Hầu hết trẻ em có xu hướng vượt qua chứng say xe khi chúng được 12 tuổi. Trong thời gian chờ đợi, một số cách trên sẽ có thể giúp bạn giảm triệu chứng say xe cho con.

Theo Giadinhtre.vn

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/lam-the-nao-khi-tre-nho-bi-say-xe-3945657-l.html