Làm thế nào để phòng tránh giun sán cho trẻ em

Bệnh về giun sán là một trong những nguyên khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, để bé phát triển tốt các mẹ nên chú ý tẩy giun cho bé theo định kỳ.

Bệnh giun sán là bệnh phổ biến ở trẻ em.(Nguồn: Internet)

Bệnh giun sán là bệnh phổ biến ở trẻ em.(Nguồn: Internet)

Nguyên nhân mắc bệnh giun sán ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân đầu tiên của bệnh giun sán đó là ăn những thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc ôi thiu.

Nguyên nhân thứ hai là do trẻ nhỏ tiếp xúc với nước, không khí ô nhiễm, phân, vật nuôi, động vật hoang dã và các vật dụng như bồn cầu, nắm cửa đều có nguy cơ nhiễm bệnh giun sán cao.

Mắc bệnh giun sán thường thông qua nhiều con đường như miệng, mũi và hậu môn khi trứng đi vào cơ thể thường trú ngụ ở ruột, nở và sinh sản làm tổ trong đó. Đôi khi chúng còn xâm nhập vào vị trí khác của cơ thể.

Phân biệt triệu trứng của từng loại giun

Giun đũa: khiến bé mệt mỏi, giảm cân, khó chịu, chán ăn, đau bụng và tiêu chảy, nếu khô ng điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Giun kim: Gây ngứa hậu môn, da nhợt nhạt và gây khó chịu cho dạ dày. Nếu giun kim xâm nhập âm đạo thì bé sẽ bị ngứa và tiết dịch.

Giun xoắc: thường khởi phát bằng nôn mửa, tiêu chảy và co thắt bụng. Sau đó sẽ là hiện tượng co thắt bụng, đau đầu kèm sưng mặt và đau cơ. Loại giun này rất nguy hiểm xâm nhập vào cơ, tim, não và có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Biểu hiện của bệnh giun sán rất đa dạng.(Nguồn: Internet)

Sán dây: thường không biểu hiện triệu chứng, một số bé có thể đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và tiêu chảy.

Sán lá ngan: Triệu chứng của sán lá ngan cũng không rõ rệt, có thể là bị phát ban, đau, ngứa, nhức cơ, lạnh và sốt.

Biện pháp phòng ngừa giun sán

Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi sau và sau khi đi vệ sinh, vui chơi. Cần làm sạch phòng bếp và nhà tắm, nhất là các nắm cửa.

Cho trẻ ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh và nấu kỹ khi cho trẻ ăn. Đảm bảo nguồn thực phẩm tươi sống và rõ nguồn gốc. Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Đường trong các món ăn có thể thu hút ruồi, tác nhân gây lây nhiễm trứng giun sán từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt để phòng ngừa nhiễm giun sán cho bé.

Tẩy giun định kỳ cho bé là điều mà các bà mẹ nên làm.(Nguồn: Internet)

Không chỉ các loại đồ ngọt, bạn nên hạn chế cả các món ăn vặt đường phố vì chúng có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ khiến bé mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Không cho trẻ cắn móng tay vì Đầu ngón tay và phần da dưới móng tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với các chất bẩn, khiến các loại vi khuẩn, nấm mốc, trứng giun sán… có cơ hội phát triển mạnh. Các loại vi khuẩn, nấm mốc là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng da.

Trong khi đó trứng giun sán trong móng tay có thể gián tiếp theo thức ăn vào thẳng dạ dày, khiến bé tăng cao nguy cơ nhiễm giun sán. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn nên cắt móng tay thường xuyên cho bé, cũng như không cho bé cắn móng tay.

Bên cạnh đó phải cho trẻ đi tẩy giun định kỳ để loại bỏ giun sán để cơ thể trẻ có thể phát triển tốt.

Tổng hợp

Dương Viết

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/tin-tuc/suc-khoe/lam-the-nao-de-phong-tranh-giun-san-cho-tre-em-56439.html