Làm thế nào để giảm chứng phù nề khi mang thai?

Nếu mẹ bầu bị phù chân khi mang thai thì hãy chú ý làm những điều dưới đây nhé.

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn ảnh: Internet

Phù chân gây những khó khăn trong việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày. Phù chân là một dấu chứng để bác sĩ quan tâm đến nguy cơ tiền sản giật. Khi đã được thăm khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch.

Ở phụ nữ, nhất là các chị em mang thai lần đầu, suy tĩnh mạch dẫn đến chân nặng, thậm chí sưng phù, hoặc giãn tĩnh mạch cũng có liên quan đến sự gia tăng lượng máu và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường. Hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân:

Sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim.

Sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn, gây ứ đọng máu ở chân làm xuất hiện của các triệu chứng: chân nặng, sưng phù, ngứa ran hoặc chuột rút.

Làm thế nào để giảm chứng phù nề khi mang thai?

Nâng chân

Nâng chân là phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm phù nề. Hãy nằm xuống và nâng cao chân, trọng lực để giúp lưu thông máu. Bạn có thể nằm trên giường và sử dụng gối hoặc mền để nâng cao chân. Hãy nâng cao chân hơn so với tim.

Trong mọi trường hợp, bà bầu hãy nhớ không tác động bất kỳ lực nào lên vùng bụng. Bạn có thể nâng chân khoảng 1 lần/ ngày. Ví dụ, trước khi đi ngủ buổi tối khoảng 20 phút, bạn hãy nâng chân, gác chân lên ghế, gối. Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về trào ngược dạ dày, không nên nằm và kê cao chân ngay sau bữa ăn. Hãy chờ khoảng 1-2 tiếng sau bữa ăn rồi mới nâng chân.

Massage

Bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp chân tay, để giảm phù nề. Đặc biệt, thai phụ chú ý trong quá trình xoa bóp không ấn vào huyệt đạo cụ thể. Mẹ bầu nên massage bằng lòng bàn tay (hoặc toàn bộ bề mặt lòng bàn tay bằng các ngón tay), không nên chỉ massage bằng ngón tay. Massage giúp giảm phù nề. Bạn không nên dùng lực quá mạnh khi massage và không tác động vào các huyệt cụ thể.

Ngâm chân

Bạn nên ngâm chân khoảng 15 phút với nước ấm khoảng 39 độ, không nên ngâm nước quá nóng. Bạn chú ý đi đứng kẻo trượt chân té ngã trong quá trình ngâm chân.

Đi tất co giãn

Bạn có thể đi tất vào ban ngày. Hãy chọn loại tất với độ co giãn phù hợp với bạn. Đừng nghĩ rằng tất càng chật thì càng tốt.

Nằm nghiêng sang trái

Nằm nghiêng sang trái khi ngủ giúp lưu thông tĩnh mạch chủ dưới, có thể gián tiếp làm giảm phù nề. Nằm nghiên bên trái cũng là tiền đề cho một giấc ngủ thoải mái. Ngoài ra, thai phụ cần tránh đứng trong thời gian dài.

Theo Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/lam-the-nao-de-giam-chung-phu-ne-khi-mang-thai/20210501085118303