Làm người, có 4 lời đừng nên nói ra nếu không muốn phiền phức

Ở đời không phải chuyện gì cũng có thể nói ra được. Có những chuyện phải kiềm chế bản thân, bớt 'buôn dưa lê' để không 'dính' phải phiền phức.

Nói chuyện với người khác là một nghệ thuật, không phải lời gì cũng có thể buông ra được. Hãy suy nghĩ thật kỹ hậu quả về sau khi phát ngôn những lời nói đó. Nói chuyện cũng cần đến trình độ, rất cần, bạn có từng nghe câu nói: “Họa từ miệng mà ra” không? Vì thế cuộc đời tươi đẹp hay đen tối nhiều khi phụ thuộc vào cách giao tiếp của bạn đấy.

Lời ăn tiếng nói hằng ngày của bạn có thể là phúc, cũng có thể là họa. Vì thế tốt nhất hãy quản cái miệng của mình biết nói lời hay ý đẹp, biết im lặng với những chuyện không nên nói.

Lời ngông cuồng

Người ngông cuồng xưa nay có bao giờ nhận được cái kết có hậu, vì thế đừng dại mà tỏ ra ngông cuồng trong cả lời nói và hành động. Hãy nhớ rằng núi cao thì luôn có núi cao hơn, mình tài giỏi thì còn có người khác giỏi hơn. Bạn có thể giỏi ở một lĩnh vực này nhưng chưa chắc là nhất và còn thua kém người ta ở lĩnh vực khác. Con người không bao giờhoàn hảo một cách tuyệt đối vì thế đừng khoe mẽ, đừng cao ngạo. Hãy sống khiêm nhường, tự tin với tài năng bản thân là tốt nhưng đừng thái quá.

Lời tức giận

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đừng vội vàng nói ra khi tức giận bởi những lời nói đó rất dễ mất kiểm soát, chưa kịp suy nghĩ chín chắn. Lời nói ra khi tức giận vô tình làm tổn thương người khác mà mình chẳng kịp nghĩ tới. Khi biết rằng những lời nói đó “đụng chạm” thì cũng đã quá muộn rồi, bởi lời đã nói ra không thể nào rút lại được. Đừng “giận quá mất khôn” mà tuôn một tràng những lời không hay ho với người khác. Những lời bào chữa khi đã bình tĩnh lại cũng đãquá muộn, nó khiến mối quan hệ bị sứt mẻ khó có thể hàn gắn lại được.

Lời thừa thãi

Hãy bỏ ngay cái tật “ngồi lê mách lẻo” đi nhé, vì chẳng ai thích một người giỏitán phét đâu. Những chuyện không cần thiết, không ảnh hưởng đến mình thì không nên đem ra bàn tán. Đừng lấy câu chuyện của người khác để làm quàtán gẫu với người khác. Ăn uống có thể linh tinh nhưng lời nói thì không được nói bừa, bởi nó ảnh hưởng đến tương lai, số phận của người khác.

Những tin đồn nhảm chẳng giúp ích gì cho đời, cho người khác mà trái lại có thể gây tổn thương người khác. Đừng trở thành “những bà hàng xóm lắm chuyện”. Bạn biết không bí quyết để người khác quý mình, đôi khi là việc cần nói đủ không nên nói lời thừa thãi.

Lời sĩ diện

Bạn biết không nhiều người đến chết vì cái tính sĩ diện hão. Ai trong người đều có tính sĩ diện cả nhưng đừng vì tính đó mà đổi trắng thay đen, nói sai sự thật. Nếu chỉ vì tính sĩ diện mà chối quanh co không thẳng thắn thì cũng nhận hậu quả chẳng tốt đẹp gì. Một người cực kỳ sĩ diện thường là vì nội tâm mềm yếu, không tự tin, cho nên mới cần dùng thể diện để chứng minh bản thân, mà người có nội tâm mạnh mẽ thường không để ý quá nhiều nếu bị mất mặt. Đó là cái khác nhau giữa người thực sự có bản lĩnh và kẻ yếu mềm. Suy cho cùng đừng vì tính sĩ diện quá lại trở thành chướng ngại vật cản trở bản thân trong con đường phát triển tương lai.

Theo CTV Trần Ngân/VOV

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/lam-nguoi-co-4-loi-dung-nen-noi-ra-neu-khong-muon-phien-phuc/20210320111456142