Làm nghệ thuật phải là bản ngã của chính mình

Trong kỳ Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, tác phẩm “A di đà phật” của họa sĩ Nguyễn Khắc Hân đã được trao Giải Vàng. Trước hiện trạng nhiều chuẩn mực của xã hội đang bị đảo lộn, họa sĩ hy vọng thông qua tác phẩm, con người sẽ tìm lại chính mình bằng hình ảnh phật bà và hai đứa trẻ.

Họa sỹ Nguyễn Khắc Hân, tốt nghiệp khoa Đồ họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh từng tham gia các triển lãm lớn như “Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc”, “Dấu ấn cuộc sống” và triển lãm “Đồ họa khắc gỗ mở” tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội. Anh từng được nhận những giải thưởng như: Giải Khuyến khích Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010; Giải Ba Festival Mỹ thuật Trẻ 2011 và Giải Vàng tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015.

"A di đà phật"- tác phẩm đoạt Giải Vàng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015

+ Anh có thể chia sẻ cảm xúc khi tác phẩm “A di đà phật” của mình giành được Giải Vàng tại “Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015”?

- Tôi rất vui và bất ngờ khi biết tác phẩm của mình đã được Hội đồng nghệ thuật và Ban Giám khảo chọn và trao giải thưởng cao nhất của Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015. Đây cũng được xem là một phần nỗ lực và may mắn của tôi.

+ Từ đâu mà anh có ý tưởng thực hiện tác phẩm này?

- Với một xã hội mà mọi thứ đang bị đảo lộn như hiện nay, tôi làm tác phẩm này với hy vọng mọi người nên nhìn lại chính mình, về những gì mình đã làm, như tội ác, lòng ích kỷ hay sự tham lam trong mỗi chúng ta.

Từ những điều đó đã dẫn dắt tôi đến đạo Phật, ở đó tôi hi vọng đạo Phật sẽ hướng con người ta đến với điều thiện, lòng khoan dung, cao hơn nữa là tính chân thiện mỹ, một vẻ đẹp dung dị và rất nhân văn của đạo Phật.

+ Anh có thể cho biết vì sao tác phẩm đó lại gồm 3 tác phẩm nhỏ?

- Mỗi tác phẩm đều có ý nghĩa phật giáo, hướng con người đến với điều thiện. Tác phẩm ở giữa là cánh tay của Phật bà nghìn mắt, nghìn tay giống như hoa sen tỏa sáng, tỏa ra điềm lành nhất đến với con người. Còn hai đứa bé bên cạnh mang ý nghĩa mong muốn của con người với sự trong sáng.

+ Anh mất bao lâu để thực hiện tác phẩm và anh đã gặp phải khó khăn thế nào?

- Ý tưởng tôi đã có trước đó 3 năm, ấp ủ và dự định nhưng sau đó phải dừng lại để đi tìm tư liệu. Còn quá trình hoàn thành tác phẩm trong thời gian 2 tháng.

Điều khó khăn tôi mắc phải là mất nhiều thời gian, cũng như công sức để đi tìm tư liệu, đi đến các chùa để nghiên cứu và chọn lựa.

+ Được biết anh đang sinh sống tại đất Kinh Bắc. Mảnh đất Phật giáo này có ảnh hưởng gì tới sáng tác của anh không?

- Tôi nghĩ rằng người làm nghệ thuật giống như người truyền đạo, luôn mong muốn mang cái hay, cái đẹp nhất hướng tới con người và đó cũng là triết lý của nhà Phật. Tôi cũng như nhiều họa sĩ khác luôn muốn loại trừ cái xấu và tiếp thu cái tốt.

Tôi rất tự hào là người con của Kinh Bắc, mảnh đất mà Phật giáo đã du nhập đầu tiên ở Việt Nam, điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới sự sáng tác và quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật của tôi.

+ Quan điểmnghệthuậtcủaanhtrongsángtáclà gì? Anhthườngcó cảmhứngvớinhững đtàinào?

- Vớitôilàmnghệthuậtlà phảibằngtìnhyêu, sựrung động, yêu thíchvà đặcbiệtphảilà bảnngã củachínhmình, phảitựtạo độnglực đểtừcáikhôngcó

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.gov.vn/sites/vi-vn/details/14/sac-mau-viet-nam/139116/lam-nghe-thuat-phai-la-ban-nga-cua-chinh-minh.aspx