Làm gì với hơn 1,3 triệu lao động không học, không làm?
Gần 1,35 triệu lao động trong độ tuổi 15 - 24 hiện không có việc làm và cũng không tham gia học tập, đào tạo. Con số không chỉ cho thấy sự lãng phí nguồn lực, mà còn là lời cảnh báo về một 'vùng trống cơ hội' cần nhanh chóng lấp đầy bằng chiến lược quốc gia cụ thể và hiệu quả.
Đâùtháng 7/2025, Cục thống kê, Bộ Tài chínhcông bố báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm. Báocáo cho thấy trong quý II, cả nước có khoảng 1,35 triệu lao động trong độ tuôỉ15 -24 không có việc làm và cũng không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 10,1%).Trong đó, tỷ lệ này đối với nữ cao hơn nam và xảy ra tại khu vực nông thôn nhiêùhơn thành thị.
Điều đáng nói là số liệu này không thay đổi so với con số ghi nhậntrong quý I năm nay. Tháng 4/2025, báo cáo về tình hình lao động, việc làm quýI năm 2025 của Cục Thống kê cho thấy khoảng 1,35 triệu lao động trong độ tuôỉ15-24 không có việc làm, không học tập hay tham gia đào tạo (chiếm 11,7%), tỷ lệ nữ không có việc làm và không tham giađào tạo nhiều hơn nam giới.
Vì sao “đứng ngoài cuộc”?
Trong bối cảnh quốc gia đang nỗ lực đẩy mạnhchuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì đây thực sự là mộtnghịch lý khi một mặt thị trường lao động rất thiếu nhân lực có tay nghề, mặtkhác hàng triệu người trẻ trong độ tuổi lao động không có định hướng, không kếtnối được với học tập hay công việc - gọi theo thuật ngữ quốc tế là NEET (Not inEmployment, Education or Training).
Có nhiều lý do được đưa ra để lý giảinguyên nhân khiến nhiều người trẻ trong độ tuổi lao động trở thành NEET như:Thiếu định hướng nghề nghiệp sớm từ gia đình, nhà trường; Chưa có kỹ năng mềmhoặc chuyên môn phù hợp với thị trường; Khó khăn về tài chính, địa lý, sức khoẻtâm lý, đặc biệt ở nông thôn và nhóm yếu thế; Mất niềm tin vào hệ thống giáo dụchoặc khả năng cải thiện đời sống từ học hành… Và một lý do nữa là tỷ lệ NEET nữcao hơn nam, nông thôn cao hơn thành thị, phản ánh sự bất bình đẳng về tiếp cậncơ hội, giáo dục và môi trường việc làm.
Từ góc nhìn của người trẻ thì: “Bố mẹ chucấp cho rồi, lo lắng cho rồi nên các bạn trẻ nghĩ thế là đủ rồi, không cần cố gắngthêm nữa”; “Nhiều bạn cảm thấy bị đè nặng bởi kỳ vọng của gia đình, họ sợ thấtbại nên mất động lực”; “Áp lực cạnh tranh quá lớn, môi trường làm việc khốc liệtkhiến nhiều bạn cảm thấy kiệt sức, mất phương hướng, học xong nhưng không tìmđược việc phù hợp hoặc mức lương không đủ sống”…
Từ góc nhìn của chuyên gia, khi trao đổi với báo chí, TS. Huỳnh Thanh Điền,chuyên gia kinh tế, Giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM cho rằng, thựctrạng phần nào có nguyên do từ đặc thù gia đình, xã hội Việt Nam khi nhiều giađình cha mẹ bao bọc, dần dà khiến con cái không có thói quen tự chủ, thụ động, ỷlại dẫn đến khó hòa nhập xã hội.
Bên cạnh lý do chủ quan, cũng có lý dokhách quan như: thời đại kinh tế số cùng sự phát triển của cách mạng công nghiệp4.0, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo khiến nhiều người không thể thích nghi,thể theo kịp và hội nhập được, trong đó có thanh niên. Bối cảnh xã hội cũng khiếnlao động trẻ khó kiếm việc làm hơn so với thế hệ trước, theo TS. Đặng Vũ CảnhLinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương Đoàn TNCS Hồ ChíMinh.
Cạnh đó là các nguyên nhân khác như: quan niệm xã hội ở Việt Nam khác vơínhiều quốc gia khác khi coi trọng bằng cấp đại học, quan niệm sai về việc họcnghề là thấp kém, quan niệm bất bình đẳng giới khi cho rằng nam giới phải cócông việc tốt dẫn tới những định hướng sai trong đào tạo và hướng nghiệp…
Giải pháp nào “kéo” trở lại?
Tất cả những lý do trên cho thấy: giảipháp không thể chỉ nằm ở “giáo dục lại” hay “tìm việc hộ”, mà cần một hệ sinhthái toàn diện giúp lao động trẻ tìm thấy lại niềm tin, mục tiêu, và đường đi củamình. Các chuyên gia cho rằng, giải pháp cho vấn đề này đến từ nhiều phía: độnglực từ bản thân mỗi người trẻ, thay đổi quan niệm trong mỗi gia đình, nhận thức của xã hội và những chínhsách hỗ trợ để đưa thanh niên tích cực học tập, gia nhập thị trường lao động nhằmphát triển nguồn nhân lực bền vững trong tương lai.

Cần sớm xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về số lượng thanh niên NEET để có thể tiếp cận và phân loại hiệu quả, từ đó triển khai các chương trình hỗ trợ phù hợp cho thanh niên. (Ảnh minh họa - Nguồn: Chat GPT)
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực tếnày đòi hỏi vai trò của Nhà nước, của các bộ ngành để có những hướng tiếp cận cơỉmở nhằm giúp đỡ lao động trẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng có thể hình dung về 6nhóm giải pháp để “kéo” trở lại như: Hoàn thiện dữ liệu để hiểu đúng vấn đề;Phân nhóm và hành động theo nhu cầu riêng biệt; Đào tạo kỹ năng thiết thực, gần với thực tiễn, không chỉ dạy nghề, mà cầndạy kỹ năng sống, số, công nghệ, khởi nghiệp; Tạo cơ hội việc làm và kết nôídoanh nghiệp, đẩy mạnh các chương trình học việc, làm bán thời gian, thử việccó trả lương, để thanh niên “làm mà học, học mà làm”; Phát huy vai trò của tổchức Đoàn - Hội giúp người trẻ không bị bỏ lại phía sau theo mô hình tiếp cận -lắng nghe - định hướng - kết nối - đồng hành; Doanh nghiệp, tổ chức phi chínhphủ, quỹ xã hội… cần được khuyến khích tham gia hỗ trợ NEET qua đào tạo nghề,mentoring, học bổng, không gian sáng tạo. Mỗi địa phương có thể thí điểm môhình riêng và mở rộng nếu hiệu quả.
Cùng với nỗ lực của Nhà nước, chính sáchvà xã hội, thì yêu cầu đặt ra với chính các người trẻ cũng rất quan trọng. Họ cầntự trang bị đủ kiến thức và kỹ năng sống như kỹ năng xác định giá trị bản thân,kỹ năng lập kế hoạch, đặt mục tiêu cho cuộc đời để có định hướng tương lai mộtcách rõ ràng hơn. Từ phía gia đình cũng cần sớm thay đổi đổi các quan niệm truyềnthống, thay vì sau khi học xong THPT chỉ có một con đường được bố mẹ chọn cholà thi vào đại học, dù chưa chắc có được việc làm phù hợp sau khi học xong, cầnchấp nhận thay đổi để các con chuyển sang học trường dạy nghề “vừa sức” hơn.
Các chuyên gia cũng cho rằng Nhà nước cầnkhuyến khích người dân, các bậc cha mẹ dù hoàn cảnh khó khăn cũng nỗ lực, thôngqua sự hỗ trợ của các chính sách xã hội, để thế hệ trẻ hoàn thành trình độtrung học cơ sở, trung học phổ thông và đào tạo nghề, hiểu và nhận thức đượcyêu cầu, nhu cầu của nguồn nhân lực, đối với phát triển kinh tế - xã hội, chínhsách an sinh xã hội, học văn hóa và học nghề…
Có thể nói, xóa “vùng trống” của gần 1,35triệu lao động trong độ tuổi 15 - 24 hiện không có việc làm và cũng không thamgia học tập, đào tạo không chỉ là một nhiệm vụ lao động – giáo dục, mà còn là nềnmóng cho phát triển quốc gia bền vững. Nước ta đang ở trong giai đoạn cuối củadân số vàng nên nếu không tận dụng tốt lực lượng lao động trẻ ngày hôm nay,chúng ta sẽ phải đối mặt với một tương lai có nhiều người già hóa, nghèo đói vànhững gánh nặng an sinh xã hội không thể gánh vác. Do đó, giải quyết vấn đềNEET của lao động trẻ không chỉ là trách nhiệm của hôm nay mà còn là nhiệm vụquan trọng để bảo vệ tương lai của một xã hội đang ngày càng già đi.
Việt Nam đã có Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2021–2030, nhưng để đạt mục tiêu thì phải xác định NEET là một chỉ số “sức khỏe phát triển” quốc gia và cần tích hợp chỉ tiêu NEET vào báo cáo phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, cần sớm xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về số lượng lao động trẻ đang trong tình trạng NEET để các cơ quan nhà nước và địa phương có thể tiếp cận và phân loại hiệu quả các bạn trẻ này, từ đó triển khai các chương trình hỗ trợ phù hợp. Khi đã có số liệu thống kê chính xác, các đơn vị bắt đầu làm rõ nguyên nhân, phân loại đối tượng, xác định giải pháp chung và giải pháp cho từng địa phương. Hiện nay, về vấn đề thu thập dữ liệu lao động, tại hội thảo góp ý cho dự án Luật Việc làm (sửa đổi) ngày 8/4/2025, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Nội vụ TPHCM nhắc đến việc cung cấp thông tin lao động hiện chỉ bắt buộc ở khu vực chính thức, có giao kết hợp đồng. Còn lao động khu vực phi chính thức thì chỉ dừng ở mức độ khuyến khích, tức là họ có thể đăng ký hoặc không. Điều này dẫn đến việc thu thập thông tin dữ liệu lao động rất khó đầy đủ và chính xác.