Làm gì để Việt Nam giành ngôi vị số 1 về sản xuất nước mắm?

Theo kế hoạch, hôm nay 9/5, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì cuộc họp với Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam để tiến tới việc thành lập Hiệp hội này. Theo Ban Vận động, việc thành lập Hiệp hội Nước mắm VN nhằm mục đích lớn nhất là đưa Việt Nam giành ngôi vị số 1 về nước mắm, hiện do Thái Lan đang nắm giữ. Song song với đó, Hiệp hội Nước mắm truyền thống cũng đang được vận động thành lập.

Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội đánh giá thế nào về thị trường nước mắm?

Mới đây, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện An toàn thực phẩm (ATTP) đối với việc sản xuất, chế biến nước mắm sau các đợt khảo sát thực tế tại Phú Quốc (Kiên Giang) và Bình Dương.

Tại Phú Quốc hiện có 2.800 hộ sản xuất nước mắm truyền thống. Trong ảnh, kéo rút nước mắm sau quá trình ủ chượp 12 tháng tại cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Tuyết, Phú Quốc.

Tại Phú Quốc hiện có 2.800 hộ sản xuất nước mắm truyền thống. Trong ảnh, kéo rút nước mắm sau quá trình ủ chượp 12 tháng tại cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Tuyết, Phú Quốc.

Theo Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, riêng về vấn đề quản lý ATTP đối với sản xuất, chế biến nước mắm hiện có tới 30 văn bản khác nhau do nhiều Bộ, ngành cùng quản lý, giám sát thực hiện.

Đoàn đã tiến hành khảo sát 2 loại hình sản xuất nước mắm, là: Loại hình sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống và Loại hình sản xuất nước mắm theo quy mô công nghiệp. Theo đó, loại hình sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc hiện có khoảng 2.800 hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, chiếmkhoảng 20% thị phần nước mắm trong nước, trong đó loại nước mắm thành phẩm có thành phần từ cá và muối (không bổ sung phụ gia) chỉ chiếm khoảng 1- 2%,chủ yếu là nước mắm được sản xuất theo chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, Cát Hải.

Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về an toàn thực phẩm đối với sản xuất nước mắm. Theo kiến nghị của Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng tiến tới rà soát hoàn thiện và ban hành TCVN,QCVN liên quan đến nước mắm theo hướng phù họp với điều kiện, loại hình sảnxuất, kinh doanh nước mắm hiện nay đế quản lý tốt chất lượng, ATTP đổi vơíloại hàng hóa đặc thù này; đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đồngthời bảo tồn, duy trì nét văn hóa đổi với ngành nghề sản xuất nước mắm.

Trên thực tế, tại Phú Quốc đã có Hội Nước mắm Phú Quốc với 56 doanh nghiệp trên địa bàn tham gia, sản lượng nước mắm trên 30 triệu lít/năm, trong đó có 8 doanhnghiệp có nước mắm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Pháp, Nhật ...số doanh nghiệp có đóng chai chỉ dẫn địa lý Phú Quốc là 25.

Cũng theo báo cáo của Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, đoàn đã tiến hành khảo sát loại hình sản xuất nước mắm theo quy mô công nghiệp tại Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan. Theo báo cáo này, loại hình sản xuất nước mắm theo quy mô công nghiệp cũng có quá trình ủchượp lên men từ cá tươi và muối trong thời gian từ 6 - 12 tháng như sản xuấtnước mắm theo phương thức truyền thống và đồng thời có thu mua thêm nước mắm cốt của các cơ sở sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống để chếbiến và đóng chai.

Hiện tại, nước mắm ở đây được sản xuất với số lượng lớn, nhiều chủng loại sản phẩm với các mức chất lượng và hương vị khác nhau. Nguyên liệu sản xuất được lấy từ 2 nguồn chính là nguyên liệu nước mắm cốt do Nhà máy tự sản xuất từ 500 thùng chượp (tổng sức chứa khoảng 10.000 tấn cá) và nguồn nước mắm cốt thu mua của các cơ sở sản xuất nước mắm trong nước (chiếm khoảng 60 - 70% tổng sản lượng nước mắm cốt tại các vùng sản xuất nước mắm trọng điểm trong nước).

“Như vậy, công tác kiểm soát chất lượng, ATTP đối với sản phẩm nướcmắm tại các doanh nghiệp sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống vàdoanh nghiệp sản xuất theo quy mô công nghiệp đều tuân thủ nghiêm túc quyđịnh của pháp luật về quản lý chất lượng, ATTP”- báo cáo nêu rõ.

Kéo rút sản phẩm nước mắm cốt sau quá trình ủ chượp kéo dài 12 tháng.

Thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam: Không vì lợi ích nhóm nào

Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Nước Nắm Việt Nam, mục đích của việc thành lập Hiệp hội là: Cùng nhau đồng lòng thúc đẩy phát triển ngành nước mắm Việt Nam vươn lên trở thành và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới với ngôi vị số 1 toàn cầu; đồng thời tăng gấp đôi sản lượng nước mắm của Việt Nam trong 10 năm tới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của nội địa và xuất khẩu.

“Để được gọi là “nước mắm” thì sản phẩm đó phải được chế biến từ cá và muối, có thời gian ủ chượp (lên men tự nhiên) từ 6 thángtrở lên, về chất lượng thì phải có hàm lượng nitơ tổng số tối thiểu từ 10 g/l (10 độ đạm trở lên), có các chỉ tiêu hóa học, chỉ tiêu vi sinh vật và chỉ tiêu an toàn phù hợp với TCVN 5107 và sử dụng các thành phần/phụ gia được phép theo quy định của Bộ Y tế”- bà Thủy cho biết.

Cũng theo báo cáo của Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm VN, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nước mắm đóng chai có thương hiệu ở nước ta hiện có khoảng 100 triệu lít/năm (bao gồm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu), trong đó 98-99% các sản phẩm nước mắm đóng chai được lên men từ cá và muối có sử dụng phụ gia theo quy định của Bộ Y tế và 1-2% sản phẩm nước mắm đóng chai chỉ bao gồm cá và muối (không sử dụng phụ gia, không bổ sung thành phần khác) tương đương 1-2 triệu lít/năm, chủ yếu đến từ nước mắm mang chỉ dẫn địa lý như Nước mắm Phú Quốc, Cát Hải.

Các hộ tại Phú Quốc ngày càng đầu tư xây dựng các nhà thùng ủ chượp nước mắm quy mô lớn, hiện đại, đảm bảo ATTP.

Box:

2 loại hình sản xuất nước mắm có gì khác?

Loại hình sản xuất sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống: Được hiểu chung là, bắt đầu từ quá trình ủ chượp lên men từ cá và muối trong thơìgian từ 6 - 12 tháng (chượp chín); sản phẩm nước mắm thương phẩm gồm nước mắm cốt (nước mắm nguyên chất), nước mắm hạng 1, hạng 2, hạng 3 tùy theolượng đạm chiết rút từ chượp chín và có bổ sung phụ gia thực phẩm.

Loại hình sản xuất nước mắm theo quy mô công nghiệp: Cũng có quá trình ủ chượp lên men từ cá tươi và muối trong thời gian từ 6 - 12 tháng như sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống, đồng thời có thu mua thêm nước mắm cốt của các cơ sở sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống để chếbiến và đóng chai.

Sản phẩm nước mắm thương phẩm có thể ở dạng nước mắmnguyên chất hoặc ở dạng phối trộn, bổ sung nước muối, chất phụ gia, hương liêụđể tạo nên sản phẩm nước mắm với hàm lượng đạm khác nhau nhưng phải từ 10độ đạm trở lên; các chỉ tiêu này đều được ghi rõ trên nhân sản phẩm.

Theo xu hướng này,có trên 10 doanh nghiệp lớn, sản phẩm chiếm 70% thị phần nước mắm trong nước.

(Theo báo cáo của Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội)

Ngọc Lê

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dia-chi-xanh/lam-gi-de-viet-nam-gianh-ngoi-vi-so-1-ve-san-xuat-nuoc-mam-978209.html