Làm gì để phòng chống bạo lực học đường

Trong những ngày qua, bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều phụ huynh, học sinh và các nhà trường. Xung quanh vấn đề này, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Học sinh Nguyễn Chiến Thắng – học sinh lớp 11 chuyên Anh – Trường THPT chuyên Đại học Vinh.Giáo viên Đoàn Thị Thủy Chung – Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, tỉnh Nghệ AnHiện, trong môi trường giáo dục chúng ta cũng không thể lường trước các vấn đề có thể xảy ra. Trong tình huống đó, giáo viên phải là những người có những kỹ năng cơ bản để các xung đột giảm xuống nhỏ nhất có thể. Phải làm sao hòa giải cho học sinh, đừng để mâu thuẫn leo thang, hạn chế ít nhất đưa mẫu thuẫn trong lớp học ra ngoài xã hội. Điều đó, sẽ gây hậu quả rất lớn.Tiến sỹ Dương Thị Thanh Thanh – Trưởng bộ môn Tâm lý học – Khoa giáo dục – Đại học Vinh, Nghệ AnÔng Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

Vì sao nạn nhân không dám “đứng lên”, vì họ sợ, sợ bị đánh trong thời gian bố mẹ không ở nhà, thậm chí còn xông vào nhà. Để đề ra giải pháp thì mỗi bản thân nên cân bằng tiếp xúc với mọi người, tiếp xúc vừa phải, không nói chuyện thái quá với những người không quen, không thân. Nếu biết về tiểu sử của họ thì nên tránh xa. Học sinh có thể sử dụng mạng xã hội để lập các nhóm học tập thay vì để nói xấu nhau.

Về quan điểm cá nhân tôi, với vấn đề bạo lực học đường hiện nay chúng ta phải xem xét trên một số nguyên nhân của nó, đặc biệt với học sinh ở giai đoạn lứa tuổi THCS, TH nói riêng. Đây là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý cũng như trẻ có nhiều mong muốn của sự khẳng định bản thân. Tuy nhiên, đối với trẻ nói chúng đối với học sinh nói riêng họ cần giáo dục để trang bị giáo dục và hình thành các kỹ năng sống cơ bản trong giao tiếp ứng xử và kỹ năng ứng phó với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giải quyết vấn đề...Những kỹ năng đó được giáo dục như thế nào thì phụ thuộc vào gia đình, nhà trường, xã hội.

Sở sẽ chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện rà soát lại công tác giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị cho học sinh, quan tâm hình thành kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống. Sở cũng đã có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ tư vấn tâm lý học đường. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với gia đình, chính quyền địa phương trong trong tuyên truyền xây dựng lối sống, đặc biệt là giáo dục kỹ năng hành vi thao tác ứng xử với mạng Internet, mạng xã hội./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/lam-gi-de-phong-chong-bao-luc-hoc-duong