Làm gì để nắm giữ 'chìa khóa' của một gia đình hạnh phúc?

Thay vì nhân nhượng, thỏa hiệp, nhiều trường hợp bạn cần phải cứng rắn, mạnh mẽ để giữ gìn hạnh phúc gia đình mình.

Không nên quá nhân nhượng: Nhiều người mẹ thường chiều con cái một cách quá mức khiến chúng thường đưa ra những đòi hỏi vô lý.

Không nên quá nhân nhượng: Nhiều người mẹ thường chiều con cái một cách quá mức khiến chúng thường đưa ra những đòi hỏi vô lý.

Thay vì nhượng bộ và chiều theo ý chúng, bạn cần cứng rắn là "uốn nắn" chúng theo khuôn phép.

"Tự động" cho đi những thứ mà người khác đang sử dụng: Trong một gia đình, tài sản thường là của chung. Tuy nhiên, có những vật dụng nếu bạn không biết chắc chắn người khác cần tới thì tốt nhất không nên động vào khi chưa hỏi. Đồng thời, cũng nên biết "điểm dừng" khi nhờ vả, sai bảo người khác.

Có lập trường: Đối với những gia đình có điều kiện, việc có thêm con cái sẽ mang lại niềm vui cho gia đình. Tuy nhiên, nếu nhiều gia đình chưa đủ khả năng để nuôi thêm thì không nên sinh quá nhiều. Trong trường hợp này, lập trường, quyết định của bạn cần được phải bảo vệ, và đủ lý lẽ để chứng minh điều đó,

Nhìn vào thực tế: Thay vì mơ mộng vì những điều xa xôi, điều bạn cần làm chính là hoàn thành những công việc cần thiết trước.

Thay đổi thái độ, đổ lỗi cho người khác: Cha mẹ thường chọn những điều kiện phù hợp và tốt nhất cho con cái mình.

Tuy nhiên, bạn không nên đổ gánh nặng về kinh tế lên vợ hoặc chồng bởi cuộc sống chung giữa hai người cần sự san sẻ, giúp đỡ.

Quá nhân nhượng: Việc sau sinh chấp nhận ở nhà chăm con, lo cho chồng con từ quần áo, bữa ăn giấc ngủ... thể hiện sự chu đáo, yêu thương từ người vợ. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến bạn mệt mỏi và cuộc sống dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Bởi giữa các cặp đôi, điều quan trọng nhất là việc biết chia sẻ công việc, giúp đỡ nhau làm việc nhà, chăm con và phụng dưỡng cha mẹ.

CTV Nguyễn Như/VOV.VN
Theo Brightside

Nguồn VOV: http://vov.vn/doi-song/lam-gi-de-nam-giu-chia-khoa-cua-mot-gia-dinh-hanh-phuc-834463.vov