Lại thua!

Có thể thấy, hiện nay, trên trường quốc tế, vị thế của Mỹ đang bị tụt lại so với Nga, trong nhiều vấn đề: từ cuộc chiến ở Syria cho đến kinh tế thương mại và vũ khí quân sự.

Có thể thấy, hiện nay, trên trường quốc tế, vị thế của Mỹ đang bị tụt lại so với Nga, trong nhiều vấn đề: từ cuộc chiến ở Syria cho đến kinh tế thương mại và vũ khí quân sự.

Trong động thái mới nhất cho thấy vị thế gia tăng của Nga ở Trung Đông, Tổng Tư lệnh Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu Mazlum Abdi ngày 24-10 bày tỏ sự biết ơn vì việc Moscow cứu người dân của ông khỏi “tai họa” chiến tranh sau khi Nga đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc chấm dứt chiến dịch tấn công quân sự kéo dài trong nhiều tuần của Ankara ở Syria. Cũng trong ngày 24-10, lực lượng quân cảnh nước này đã bắt đầu tuần tra tại các khu vực ở Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Quyết định của Washington rút khỏi thỏa thuận giải trừ hạt nhân, trong đó có Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), tạo ra sức ép chiến lược mạnh mẽ đối với Nga. Tuy nhiên, thông qua cuộc tập trận “Grom-2019” (Thần Sấm), Moscow đã nói rõ với toàn thế giới rằng trong những năm tới, an ninh của nước này sẽ được các lực lượng hạt nhân chiến lược đảm bảo.

Và trong vụ việc khác - lắp đặt tên lửa siêu thanh trên tàu ngầm - Nga cũng đang chứng tỏ vị thế hơn Mỹ. Việc lắp đặt này thật sự đang giúp Moscow có lợi thế đáng kể so với Washington và các đồng minh. Moscow được cho là sẽ sớm giành ưu thế chiến lược đáng kể bằng con đường đa dạng hóa vũ khí siêu thanh. Thực tế, Nga hiện được cho sẽ là nước đầu tiên có khả năng sử dụng tên lửa siêu thanh không những trên không, trên bộ và trên mặt nước mà còn cả ngầm dưới nước. Sắp tới, tên lửa hành trình Zirkon sẽ được trang bị cho tàu ngầm tuần dương hạt nhân loại K-561 Kazan. Tên lửa Zirkon có thể bay với tốc độ Mach 8, thực tế là không để cho mục tiêu đối phương có chút thời gian nào tránh đòn tấn công. Ngoài ra, các tên lửa như vậy bay với tốc độ cao đến mức trên bề mặt hình thành lớp plasma giúp “nuốt chửng” các tia radar. Điều này có nghĩa là đối phương không tài nào nhận ra rằng tên lửa hủy diệt đang đến gần.

Trong khi đó, tàu ngầm Nga có thể lặn dưới nước nhiều ngày mà không bị lộ. Như vậy, theo đánh giá của The National Interest, tốc độ cao của vũ khí siêu thanh kết hợp với cự ly gần mục tiêu mà tàu ngầm có thể đảm bảo sẽ khiến đối phương đối phó không kịp. Sau nhiều lần lưu ý đến sự tụt hậu của Washington so với Moscow, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Douglas Griffin thừa nhận: “Hiện nay chúng ta thiếu những hệ thống có thể là mối đe dọa tương xứng với Nga”.

Vì lẽ này, Mỹ đang ra sức nỗ lực chế tạo vũ khí siêu thanh riêng với hy vọng không bị tụt hậu. Tại thời điểm này, Không quân Mỹ cùng với tập đoàn công nghiệp quân sự Lockheed Martin đang khẩn trương làm việc để chế tạo tên lửa siêu thanh của Mỹ, cố gắng đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_214856_lai-thua-.aspx