Lai lịch tên lửa giúp MiG-21 Việt Nam 'tóm gọn' F-4 Mỹ

Chỉ trong một ngày, 5 chiếc F-4E của Không quân Hải quân Mỹ đã bị những chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam thuộc Trung đoàn không quân 927 và 921 bắn hạ. Thậm chí chiến đấu cơ Mỹ còn không có cơ hội phản công.

Trận không chiến diễn ra ngày 27/6/1972 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam đã chứng tỏ một điều đó là Không quân Nhân dân Việt Nam dù có ít kinh nghiệm hơn, số giờ bay ít hơn nhưng bằng ý chí và lòng quyết tâm chúng ta vẫn có thể đánh bại được lực lượng không quân hàng đầu thế giới. Nguồn ảnh: Tuoitre.

Một tài liệu bí mật thời chiến tranh Việt Nam được Mỹ giải mã sau này đã cho thấy, trận chiến ngày 27/6/1972 xứng đáng được coi là trận chiến "đẫm máu" nhất với Không quân Hải quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam với 5 chiếc F-4E bị hạ, trong khi đó phi đội chiến đấu cơ của ta không chịu bất cứ thiệt hại nào. Nguồn ảnh: QPVN.

Cụ thể, trong trận này, bốn chiếc MiG-21MF thuộc Trung đoàn Không quân 927 và một chiếc MiG-21 thuộc Trung đoàn không quân số 921 tham chiến trong ngày hôm đó, mỗi chiếc đã hạ một F-4E của địch. Nguồn ảnh: QDND.

Tiêm kích MiG-21 của ta bị máy bay do thám của Mỹ chụp hình lại. Nguồn ảnh: USAF.

Phía Mỹ không có tài liệu nào chi tiết liên quan đến trận không chiến diễn ra vào ngày này (hoặc có nhưng không công bố). Theo các tài liệu của ta, tham gia trận chiến này phía Việt Nam có các biên đội trực chiến là Bùi Đức Nhu - Hạ Vĩnh Thành, Nguyễn Đức Soát - Ngô Duy Thư thuộc Trung đoàn 927 và biên đội hai chiếc do phi công Phạm Phú Thái - Bùi Thanh Liêm thuộc Trung đoàn 921 trực chiến. Nguồn ảnh: USAF.

Tất cả các phi cơ MiG-21 của Việt Nam tham gia trận này đều sử dụng tên lửa R-3 để tiêu diệt các máy bay F-4E của Không quân Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Life.

Loại tên lử R-3 được trang bị trên máy bay MiG-21 của Việt Nam được coi là phiên bản Liên Xô phát triển dựa trên mẫu AIM-9B của Không quân Mỹ. Đây là loại tên lửa không đối không có khả năng lượn thấp, tầm bắn tối đa 8km và tối thiểu 2 km. Nguồn ảnh: Life.

Tài liệu của Mỹ nhận định: phi công Việt Nam có ít kinh nghiệm bay hơn phi công Mỹ, thậm chí họ còn đánh giá MiG-21 dưới cơ F-4E trong những trận không chiến trên không. Và điều dẫn tới việc MiG-21 thắng đậm trong trận không chiến ngày 27/6/1972 là do đội hình máy bay Mỹ bị phá vỡ khi cố tránh tên lửa phòng không của ta sau khi một chiếc F-4 bị bắn hạ. Nguồn ảnh: History.

Chưa hết, phía Mỹ còn cho rằng các phi công Việt Nam có khả năng tổ chức không chiến tốt hơn, có thể tái ổn định đội hình để tấn công lại đối phương ngay sau khi vừa bị tiêm kích Mỹ vỡ đội hình. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Tài liệu này còn nhận định yếu tố "sân khách" cũng khiến các phi công Mỹ không muốn đối đầu với những chiếc MiG-21 ở thời điểm đó. Nguồn ảnh: Flickr.

Chính yếu tố đó đã khiến các phi công Mỹ bỏ lỡ nhiều cơ hội tấn công MiG-21 của Việt Nam, trong khi đó các phi công của ta nhìn thấy máy bay Mỹ quay đầu đã đoán được chúng muốn tháo chạy ra biển Đông, qua đó có thể đón đầu và tóm gọn kẻ địch chỉ bằng một quả tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Toàn bộ trận không chiến này với 5 phi cơ F-4 của Mỹ bị hạ chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 5 phút đồng hồ, điều đó chứng tỏ khả năng hiệp đồng tác chiến cực tốt giữa các chiến đấu cơ của ta và dẫn đường mặt đất cũng như giữa các máy bay với nhau. Trong số những người tham gia trận chiến này, có không ít người sau này đã trở thành Át Chủ Bài của Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Tài liệu ngắn mô tả lại cuộc chạm trán giữa MiG-21 và F-4 của Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lai-lich-ten-lua-giup-mig-21-viet-nam-tom-gon-f-4-my-1061843.html