Lai lịch những phi công Mỹ lái thạo MiG-21 hơn cả người Liên Xô

Project Constant Peg là một chương trình bí mật, nhằm huấn luyện các phi công lái máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ chống lại những máy bay do Liên Xô thiết kế.

Phi đội Kiểm tra và Đánh giá số 4477 của Không quân Mỹ (TES), có mật danh là “Đại bàng đỏ”, có nhiệm vụ làm quân xanh, để huấn luyện phi công chiến đấu của Quân đội Mỹ. Họ đã bay MiG-17, MiG-21 và sau đó là máy bay MiG-23. Nhưng nhiều nhất vẫn là tiêm kích MiG-21.

Phi đội Kiểm tra và Đánh giá số 4477 của Không quân Mỹ (TES), có mật danh là “Đại bàng đỏ”, có nhiệm vụ làm quân xanh, để huấn luyện phi công chiến đấu của Quân đội Mỹ. Họ đã bay MiG-17, MiG-21 và sau đó là máy bay MiG-23. Nhưng nhiều nhất vẫn là tiêm kích MiG-21.

MiG-21 được phương Tây ví là "tiêm kích chết chóc" hay phiên bản "F-16 của Liên Xô"; đây là loại máy bay chiến đấu có số lượng nhiều nhất trong lực lượng Không quân Liên Xô. Chiến đấu cơ MiG-21 đã đối đầu và đã bắn hạ nhiều chiến đấu cơ hiện đại của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã sử dụng hàng nghìn máy bay chiến đấu MiG-21. Vì MiG-21 có tốc độ nhanh, giá thành rẻ và có khả năng thực hiện cả nhiệm vụ tiêm kích và tấn công mặt đất; nên các phi công tiêm kích Mỹ chạm trán với MiG-21 là điều khó tránh khỏi.

Nhưng quân đội Mỹ có một lợi thế lớn so với Liên Xô, vì Mỹ đã sở hữu và khai thác một số lượng lớn máy bay chiến đấu MiG. Trong hơn hai thập kỷ, một đơn vị bí mật của Không quân Mỹ đã bay các máy bay MiG của Liên Xô, để đóng giả làm "quân xanh", cho phi công máy bay chiến đấu Mỹ luyện tập.

MiG-21 được trang bị rộng rãi trong lực lượng không quân của các quốc gia đồng minh Liên Xô, do vậy việc phân tích kỹ lưỡng, thực hành về đặc tính kỹ chiến thuật của chiếc MiG-21, đối với Không quân Mỹ là cực kỳ quan trọng; nhưng Liên Xô không thể làm điều ngược lại.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tình báo Mỹ đã tìm cách tiếp cận khai thác càng nhiều vũ khí của Liên Xô càng tốt. Mức độ bảo mật của các hoạt động này của Mỹ rất cao; cho đến tận năm 1984, khi Trung tướng Không quân Mỹ Robert Bond qua đời, trong một vụ tai nạn máy bay bí ẩn gần Khu vực 51, sự việc mới vỡ lở.

Khi đó phóng viên tờ New York Times đã tìm hiểu và tiết lộ, Bond không chết khi lái một chiếc máy bay chiến đấu bình thường của Mỹ, mà là một chiếc MiG của Liên Xô. Điều này khiến dư luận Mỹ và cả tình báo Liên Xô "giật mình".

Ngày nay, Chương trình Constant Peg của Không quân Mỹ đã được giải mật một cách đầy đủ, đây là một chương trình bí mật, nhằm huấn luyện các phi công lái máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ. Các phi công Mỹ đã sử dụng một loạt các máy bay chiến đấu của Liên Xô bao gồm các máy bay chiến đấu MiG-17, MiG-21 và MiG-23.

Tuy nhiên, chỉ có một số ít phi công Mỹ có trình độ cao, mới được lái máy bay chiến đấu của Liên Xô, trong số đó có Đại úy Brian McCoy, người đã lái chiếc MiG-21 trong chương trình Constant Peg. McCoy đã thực hiện 287 phi vụ trên máy bay MiG-21, với tổng số 134,5 giờ bay.

Sau khi nghỉ hưu, McCoy đã tiết lộ chính xác trải nghiệm của ông về việc bay trên những chiếc máy bay chiến đấu MiG-21 và so sánh với những chiếc chiến đấu cơ khác của Mỹ; McCoy đánh giá, những chiếc MiG-21 mà ông bay, đã được sửa đổi nhẹ để các phi công Mỹ dễ điều khiển hơn.

Sửa đổi đáng chú ý là những bảng đồng hồ tiếng Nga trong buồng lái được thay bằng tiếng Anh, với những vòng cung xanh được đặt trên mặt đồng hồ, để chỉ ra các thông số hoạt động bình thường. Các thiết bị khác, bao gồm ghế phóng hay vũ khí, vẫn được giữ nguyên.

McCoy cũng đánh giá MiG-21 có nhiều ưu điểm hơn chiếc máy bay huấn luyện phản lực Northrop T-38 Talon (phiên bản xuất khẩu là chiếc F-5E), khi nó “nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên”, trong các trận không chiến mô phỏng, với máy bay chiến đấu Mỹ.

Về điểm yếu của MiG-21, McCoy đánh giá buồng lái của máy bay có tầm nhìn rất hạn chế, cự ly hoạt động quá ngắn và vũ khí chính là tên lửa tầm ngắn AA-2 Atoll kém hơn so với loại tên lửa cùng loại của Mỹ.

Sự tồn tại của phi đội "Đại bàng đỏ" đã được đánh giá rất cao. Những phi công đều cam kết bằng văn bản, sẽ giữ bí mật về những chiếc MiG. Bản thân những chiếc MiG thường được cất trong nhà chứa, hoặc khi bay, đều vào những thời điểm, mà tình báo Mỹ tính toán kỹ, để các vệ tinh do thám của Liên Xô sẽ không ở trên đầu.

Vào năm 2006, Không quân Mỹ đã giải mật chương trình khai thác máy bay MiG. Các quan chức Không quân Mỹ cho rằng, đã đến lúc cần ghi nhận những phi công và nhân viên kỹ thuật, những người đã không quản khó khăn và nguy hiểm, để sử dụng những chiếc chiến đấu cơ tới từ đối thủ của phương Tây. Nguồn ảnh: Themighty.

Không quân Triều Tiên là lực lượng hiếm hoi trên thế giới tới nay vẫn dùng máy bay MiG-23 trong biên chế. Nguồn: KCNA.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/lai-lich-nhung-phi-cong-my-lai-thao-mig-21-hon-ca-nguoi-lien-xo-1517509.html