Lai Châu: Độc đáo Tết cổ truyền của dân tộc Si La ở Can Hồ

Dân tộc Si La là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang sinh sống tại huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu).

Tết cổ truyền của đồng bào Si La kéo dài 3 ngày, bắt đầu vào ngày con trâu vào thời điểm kết thúc mùa thu hoạch. Chính vì vậy, tùy thuộc từng nơi mùa vụ thu hoạch sớm hay muộn để tổ chức Tết, không nhất thiết phải trùng nhau. Lễ cúng năm mới mang ý nghĩa cầu mong cho tổ tiên và các vị thần linh phù hộ cho sức khỏe, mùa màng bội thu. Sau khi cúng xong, ai cũng được thưởng thức đồ cúng để lấy may.

Nơi sinh sống của đồng bào Dân tộc Si La tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu).

Nơi sinh sống của đồng bào Dân tộc Si La tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu).

Bà con dân tộc Si La thu hoạch lúa nếp nương để giã bánh giầy.

Đổ gạo nếp vào đồ xôi để giã bánh giầy.

Các thành viên trong gia đình đồ xôi để giã bánh giầy.

Bánh giầy được làm từ những bàn tay khéo léo của phụ nữ dân tộc Si La.

Đồ thờ cúng tổ tiên gồm có 2 con cua, 2 con sóc, 2 con cá, 2 chiếc bánh giầy (ba pa) được gói hấp chín.

Thầy mo làm lễ cúng tổ tiên và thần linh.

Múa hát vòng xòe thể hiện tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Si La.

Thi đấu môn thi đấu đẩy gậy trong Tết cổ truyền của người dân tộc Si La.

Thi đấu kéo co trong Tết cổ truyền của người dân tộc Si La.

Quý Trung (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/lai-chau-doc-dao-tet-co-truyen-cua-dan-toc-si-la-o-can-ho-20230119135946249.htm